Tin tức

TP.HCM sẽ có 13 cụm công nghiệp vào năm 2020

Theo quy hoạch, đến 2020 TP.HCM sẽ có 13 cụm với diện tích 763,91ha và đến năm 2030 là 15 cụm với tổng diện tích là 919,3ha. Cổng thông tin điện tử TP.HCM cho biết, ngày 4/11, lãnh đạo TP.HCM vừa có cuộc họp với các sở, ngành về quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn TP đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Doanh nghiệp dè dặt chuẩn bị hàng Tết

Sức mua trên thị trường từ đầu năm đến nay còn yếu khiến nhiều doanh nghiệp thay vì đặt kế hoạch hàng Tết tăng 20%-30% như mọi năm, thì năm nay chỉ tăng 5-10%. Đánh giá chung về sức mua trên thị trường trong thời gian tới, nhiều doanh nghiệp, tiểu thương cho biết, người tiêu dùng không còn thói quen mua hàng nhiều để dự trữ, mà họ nghĩ tới đi du lịch trong dịp Tết hoặc mua thức ăn trong ngày. Do vậy, năm nay để tăng cường sức mua các đơn vị kinh doanh sẽ bán đến 30 Tết và mở cửa lại vào ngày mùng 2 hoặc 3 âm lịch.

Cơ sở hạ tầng - Tâm điểm thu hút dòng vốn FDI

Trong tổng số hơn 218 tỷ USD vốn FDI đăng ký vào VN trong hơn 25 năm qua thì lĩnh vực công nghiệp xây dựng chiếm tới gần 60%. Dòng vốn FDI luôn là động lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong suốt hơn 25 năm qua. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) luôn phát triển năng động.

AEC: Vì sao doanh nghiệp chưa mặn mà?

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sắp “chào đời” với nhiều kỳ vọng sẽ giúp kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Nhưng theo kết quả khảo sát mới đây của Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội), chỉ có 31% doanh nghiệp (DN) nhận định AEC có tác động đến DN. Hơn nữa, cái họ biết cũng chỉ là những thông tin chung chung.

Chính phủ đề xuất lập 4 thành phố cửa ngõ TPHCM

Chiều 3/11, Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình thay mặt Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Vấn đề nhận nhiều chú ý nhất là mô hình chính quyền đô thị với đề xuất cho lập 4 thành phố “cửa ngõ” thuộc TPHCM… Về mô hình tổ chức và hoạt động của 4 thành phố cửa ngõ TP.HCM cơ bản như thành phố thuộc tỉnh (do chưa đô thị hóa 100% như quận nên vẫn được phân chia thành phường, xã).

Cẩn trọng với dự án lọc dầu

Kỳ vọng tăng nguồn thu, tạo công ăn việc làm… từ các dự án lọc hóa dầu có thể không bù đắp được những thiệt hại lâu dài về môi trường, xã hội. Câu hỏi đặt ra nếu dự án Tổ hợp Lọc hóa dầu Nhơn Hội (Bình Định) được Chính phủ chấp thuận bổ sung vào Quy hoạch phát triển ngành dầu khí đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 và được tiến hành triển khai thì Việt Nam được và mất gì từ dự án này?

Ban hành nhiều lệnh cấm ở tiểu học

Ngày 3/11, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT vừa chỉ thị các địa phương chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm ở bậc tiểu học. Nhiều lệnh “cấm” đã được ban hành.

Năm 2015 sẽ “đứt mạch” xuất siêu, Bộ Công thương nói gì?

Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 3/11/2014 Thứ trưởng Bộ Công Thương khẳng định: năm 2015 Việt Nam sẽ nhập siêu khoảng 6 đến 8 tỷ USD. Đây là điều khá khó hiểu khi 3 năm liền Việt Nam xuất siêu và năm 2014, lần đầu tiên xuất siêu đạt hơn 1 tỷ USD.

Vốn ngoại dồn vào dệt may

Đầu tháng 10, Tập đoàn TAL (Hong Kong) được tỉnh Hải Dương quyết định đầu tư 600 triệu USD xây dựng Nhà máy sản xuất sợi, dệt nhuộm và may mặc ở khu công nghiệp Đại An. Dự án dự kiến được triển khai trên diện tích 40ha, vốn đầu tư thời kỳ đầu 200 triệu USD và giai đoạn 2 là 400 triệu USD. TAL đã đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam từ năm 2004 với nhà máy tại Thái Bình và có nhiều sản phẩm xuất đi Mỹ.

Xuất khẩu gạo: Đổi vị thế trong “3 chân vạc”

gao

Hai năm qua, đứng đầu là Ấn Độ, sau đó đến Việt Nam và thứ ba là Thái Lan, đang chi phối thị trường gạo thế giới. Song, vị thế trong “3 chân vạc” đó có thể thay đổi bất cứ lúc nào. 9 tháng đầu năm 2014, Thái Lan xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn gạo, cao hơn cả năm 2013. Nhiều kinh tế gia dự đoán, câu chuyện “đổi ngôi” diễn ra ngay trong năm 2014, Thái Lan sẽ xuất khẩu khoảng 10 triệu tấn gạo, tiếp theo là Ấn Độ 8,4 triệu tấn và Việt Nam 6,6 triệu tấn. Thái Lan đang giành lại những gì đã mất.

Các tin đã đưa ngày   Xem
eZ Publish™ copyright © 1999-2025 eZ systems as