01/08: Khối ngoại chặn đà rơi của VN-Index

Theo dõi giao dịch của HOSE trong phiên khớp lệnh đóng cửa, khối ngoại đã nỗ lực giữ giá đối với một số mã chủ chốt như MSN, VPL, HAG… góp phần kìm hãm đà giảm của VN-Index và giữ cho chỉ số này an toàn trên ngưỡng 400 điểm.

VN-Index đóng cửa với mức giảm 3.75 điểm, tương ứng 0.92% và chốt tại 401.95 điểm. Một số các mã vốn hóa lớn hầu hết đều giảm, đáng chú ý là BVH, KBC, PPC, SAM đồng loạt giảm sàn kéo chỉ số VS 100 mất 1.06% vào cuối phiên và Large Cap giảm 0.75%.

Khối lượng giao dịch phiên này được cải thiện so với phiên cuối tuần khi đạt gần 22.32 triệu đơn vị, trị giá 436.4 tỷ đồng, phụ thuộc khá nhiều vào giao dịch thỏa thuận với gần 6.5 triệu đơn vị, tương đương 167 tỷ đồng.

Chỉ riêng STB đã có giao dịch thỏa thuận hơn 2.4 triệu cổ phiếu, tiếp theo là FPT với 1.4 triệu, KTB 1 triệu cổ phiếu…

EIB dù tăng lượng khớp lệnh lên hơn 883 ngàn đơn vị nhưng vẫn bị STB bỏ xa với 1.52 triệu đơn vị. Đứng sau EIB là các mã SSI, SBT, FPT

Toàn sàn có đến 144 mã giảm giá, gấp đôi so với các mã tăng là (74 mã). Còn lại có khoảng 63 mã đứng ở mốc tham chiếu. Trong đó bao gồm cả 46 mã giảm kịch sàn và 18 mã tăng giá trần.

Với sàn Hà Nội, mặc dù HNX-Index thủng mốc 69 điểm nhưng thanh khoản lại giảm so với phiên trước còn xấp xỉ 21 triệu đơn vị, trị giá 203.43 tỷ đồng. Điều này cho thấy nhà đầu tư lo ngại trước khả năng giảm sâu của thị trường.

Cuối phiên, chỉ số HNX-Index ghi nhận mức giảm 0.95 điểm, tương ứng 1.37% xuống 68.6 điểm. Toàn sàn có đến 173 mã giảm giá, 152 mã đứng giá và 6 mã tăng.

Khối ngoại giao dịch nhỏ giọt ở sàn này chỉ với 2.07 tỷ đồng mua vào và 3.4 tỷ đồng bán ra cho thấy tâm lý của họ cũng rất thận trọng. ]

Ý kiến nêu tại báo cáo chiến lược tháng 8, CTCK SME cho rằng, nếu xét theo khía cạnh cơ bản, thật khó có thể kỳ vọng sự chuyển biến tích cực của thị trường ngay trong thời gian tới khi mà các yếu tố vĩ mô thậm chí có thể xấu đi trong ngắn hạn.

Ở khía cạnh phân tích kỹ thuật, diễn biến của thị trường cho thấy vẫn có khả năng phục hồi tăng giá trở lại. Có điều đợt tăng giá này chỉ là sóng phục hồi hay là sự đảo chiều xu hướng thực sự thì cần phải có sự xác nhận trong giao dịch.

10h30: Mỹ đạt được thỏa thuận về nâng trần nợ, giá vàng giảm mạnh, Thông tư 74 có hiệu lực nhưng thị trường vẫn giao dịch trong trạng thái ảm đạm, thậm chí mất kiên nhẫn của nhiều nhà đầu tư, khiến lượng cổ phiếu bán ra ngày càng mạnh và số lượng giảm giá cũng tăng vọt.

Cuối đợt khớp lệnh liên tục, thị trường vẫn nỗ lực để giữ cho VN-Index đứng trên mốc 400 điểm bất chấp việc BVHVIC khớp lệnh tại mức giá sàn. Lúc này, VN-Index mất 4.77 điểm, tương ứng 1.18% chốt đợt 2 tại 400.93 điểm. Giao dịch toàn sàn đạt gần 17 triệu đơn vị, trị giá 350 tỷ đồng, nhưng giao dịch thỏa thuận đã chiếm trên 4.86 triệu đơn vị, tương đương 135 tỷ đồng. Trong đó, STB đóng góp 1.6 triệu cổ phiếu ở mức giá 13,900 đồng – 14,000 đồng/cp; còn lại có FPT, KTB

Giao dịch khớp lệnh của STB lúc này cũng đạt trên 1.18 triệu đơn vị, bỏ xa mã đứng thứ hai là EIB với gần 700 ngàn đơn vị.

Toàn sàn đã có 143 mã giảm giá, 67 mã xanh và 45 mã đứng giá.

HNX-Index lại đang rút ngắn đà giảm còn khoảng 0.99 điểm, tương ứng mức giảm 1.42% tạm chốt ở 68.56 điểm. Khối lượng giao dịch ở mức 14.7 triệu đơn vị, trị giá 138.85 tỷ đồng. Những cổ phiếu từng hỗ trợ mạnh cho thị trường như KLS, PVX, VND, SHB, VCG… đều có mức giảm khá mạnh.

10h00: HNX-Index không giữ được mốc 69 điểm báo hiệu một đợt lao dốc mới của chỉ số này. Bên cạnh đó, VN-Index cũng chỉ còn cách ngưỡng 400 điểm khoảng cách rất ngắn.

Trong khi đó, giao dịch trên cả hai sàn đều ở mức rất thấp với khoảng 18 triệu đơn vị, và tổng giá trị đạt chưa đến 300 tỷ đồng lúc 10h00.

Bảng điện tử, số lượng cổ phiếu giảm chiếm áp đảo với 123 mã tăng HOSE và 115 mã tại HNX. Số mã tăng giá lần lượt gồm 65 mã và 59 mã.

Mức giảm của hai chỉ số lệ thuận với số lượng cổ phiếu giảm. Cụ thể, VN-Index mất 4.1 điểm, tương ứng 1.01% xuống 401.6 điểm và HNX-Index lùi 0.71 điểm, tức khoảng 1.02% xuống còn 68.84 điểm. Hầu hết cổ phiếu đều duy trì ở mức tham chiếu hoặc thấp hơn khiến thị trường không có động lực để hồi phục và bên bán có xu hướng bán ra để có thể mua lại ở mức giá thấp hơn.

Trong vòng 5 phút sau 10h00, VN-Index chính thức chạm ngưỡng 400 điểm với mức giảm 4.82 điểm, tương ứng 1.19%.

Giao dịch thỏa thuận tại HOSE tăng vọt với gần 3.6 triệu đơn vị, trị giá 117 tỷ đồng khi có 1 triệu cổ phiếu KTB chuyển nhượng với giá trần, 360 ngàn cổ phiếu FPT với giá từ 57,000 – 57, 5000 đồng/cp, và STB với gi6b 214 ngàn đơn vị.

Đến 9h30: VN-Index mất 3.11 điểm, tương ứng 0.77% xuống còn 402.59 điểm. Thanh khoản vẫn duy trì ở mức rất thấp với gần 5.3 triệu đơn vị chuyển nhượng, trị giá 123 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm khoảng 1.3 triệu cổ phiếu, tương đương 45.2 tỷ đồng và chỉ riêng FPT đã chiếm 700 ngàn đơn vị.

Với HNX-Index nới rộng mức giảm điểm lên 0.52 điểm, tức khoảng 0.75% và lùi về 69.03 điểm. Thanh khoản cũng chỉ đạt gần 6.35 triệu cổ phiếu, trị giá 58.72 tỷ đồng.

Sau 9h00: Phiên giao dịch đầu tiên của tháng 8, Thông tư 74 của Bộ Tài chính có hiệu lực, nhà đầu tư được mở nhiều tài khoản, được mua bán cùng phiên… nhưng giao dịch trên thị trường vẫn lình xình và giảm nhẹ. VN-Index tiếp tục có xu hướng lùi về ngưỡng 400 điểm. Với HNX-Index, ngưỡng 69 điểm vẫn được bảo toàn cho đến thời điểm này.

Việc 3 cổ phiếu chủ chốt giảm giá, đặc biệt là BVH mất hơn 3% là trở lực lớn nhất đối với VN-Index. Thêm vào đó, số cổ phiếu giảm giá không ngừng mở rộng càng làm cho thị trường thêm khó khăn.

Lực cầu yếu và lực bán gia tăng đã kéo VN-Index có lúc giảm hơn 3 điểm. Tuy nhiên, với việc một số mã vốn hóa lớn khác như VCB, STB, HAG… nhích nhẹ. FPT có giao dịch thỏa thuận 700 ngàn đơn vị ở giá tham chiếu.

Trong khi đó, HNX-Index loanh quanh với mức giảm 0.4 điểm, tức khoảng 0.6%. Khối lượng giao dịch vượt qua HOSE với hơn 5 triệu cổ phiếu, trị giá trên 50 tỷ đồng.

Quan sát thị trường giờ mở cửa cho thấy lệnh bán có phần nhỉnh hơn và hầu hết đều ở mức giá cao do nhà đầu tư chọn cách bán cao để mua thấp vào cuối phiên.

Mặc dù vậy, diễn biến chung của thị trường vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể. Giao dịch tiếp tục lình xình và giảm nhẹ của các cổ phiếu cũng như chỉ số.

HNX-Index chỉ tăng nhẹ trong 10 phút sau đó chuyển sang sắc đỏ với mức giảm khoảng 0.1 điểm.

Cổ phiếu mới niêm yết của HNX sáng nay là IVS đã ngay lập tức giảm hết biên độ 30% xuống còn 7,000 đồng/cp.

Kết thúc đợt khớp lệnh thứ nhất, VN-Index giảm 0.86 điểm, ứng với 0.21% xuống 404.84 điểm. Giao dịch hết sức thận trọng nên chỉ có 377,490 đơn vị được chuyển nhuyện, tương đương 4.92 tỷ đồng.

Hầu hết cổ phiếu vốn hóa đều đi ngang ở mức tham chiếu, một vài mã cổ phiếu vừa và nhỏ tăng kịch trần nhưng giao dịch khá nhỏ giọt như PAC, GTA, TRC, VSC, HLG… Giảm mạnh nhất lúc này gồm có CIG, SHI, BHS, STG, NBB

Tại HNX, mức giảm của chỉ số là 0.09 điểm, tương ứng 0.13% xuống 69.46 điểm. Giao dịch chỉ đạt 977,600 cổ phiếu, trị giá 9.22 tỷ đồng.

Toàn sàn chỉ có 37 mã tăng giá, 33 mã giảm giá và 321 đứng giá hoặc chưa có giao dịch.

Viết Vinh/ VietStock

eZ Publish™ copyright © 1999-2024 eZ systems as