Nhà đầu tư bình tĩnh trở lại, VN-Index suýt đảo chiều thành công

Những thông tin không tích cực tiếp tục tác động đến tâm lý của nhà đầu tư khi bước vào phiên giao dịch ngày 24/2. Tuy nhiên, nhà đầu tư đã nhìn nhận và phân tích tình hình một cách bình tĩnh và thận trọng hơn, chính điều này giúp sàn HOSE có phiên giao dịch khá sôi động và VN-Index suýt tăng điểm vào cuối phiên.

Một số CTCK nhận định, những thông tin xấu đã phần nào được phản ánh hết vào giá cổ phiếu và thị trường khó có thể giảm sâu hơn nữa. Mốc 480 điểm được đưa ra như một dự báo về mức hỗ trợ vững chắc của chỉ số VN-Index trong tuần này.

Những chuyên gia lạc quan hơn còn cho rằng, thị trường sẽ ngừng giảm khi thông tin CPI của cả nước được chính thức công bố. Tuy nhiên, chỉ số VN-Index cũng sẽ khó lòng bứt phá khỏi mốc 510 điểm nếu thanh khoản của thị trường vẫn thấp như hiện tại.

Mở cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 3,4 điểm xuống 492,89 điểm (giảm 0,69%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 1.822.530 đơn vị, giá trị giao dịch đạt 75,57 tỷ đồng. Sau đợt khớp lệnh mở cửa, có 31 mã tăng (3 mã tăng trần), 69 mã đứng giá, 113 mã giảm giá (6 mã giảm sàn).

Sang đợt khớp lệnh liên tục, diễn biến thị trường vẫn không có sự biến chuyển nào mạnh khi giao dịch rất thận trọng. Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 4,13 điểm, xuống 492,16 điểm (giảm 0,83%). Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 19.365.240 đơn vị, giá trị giao dịch tăng lên mức 825,17 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/02/2010, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 494,59 điểm, giảm 1,7 điểm (-0,34%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 24.796.880 đơn vị, tăng 11,95% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 1.073,192 tỷ đồng, tăng 14,16%.

Tổng giao dịch thỏa thuận đạt 2.636.300 đơn vị, với tổng giá trị hơn 141,69 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 27.433.180 đơn vị (+17,6%) và tổng giá trị giao dịch đạt 1.214,886 tỷ đồng (+19,74%).

Trong tổng số 213 mã niêm yết trên sàn HOSE, có 81 mã tăng (6 mã tăng trần), 72 mã giảm (5 mã giảm sàn), 60 mã đứng giá.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 3 mã tăng, 6 mã giảm, 1 mã đứng giá là MSN.

Cụ thể, VCB tăng 1.300 đồng/cổ phiếu (+2,88%), đạt 46.500 đồng. CTG tăng 1.000 đồng/cổ phiếu (+3,33%), đạt 31.000 đồng.

Còn lại, MSN giữ nguyên mức giá tham chiếu là 38.800 đồng/cổ phiếu. EIB giảm 100 đồng/cổ phiếu (-0,43%), còn 23.200 đồng. DPM giảm 500 đồng/cổ phiếu (-1,51%), còn 32.700 đồng. HAG giảm 500 đồng/cổ phiếu (-0,63%), còn 79.000 đồng.

PVF giảm 1.100 đồng/cổ phiếu (-3,69%), còn 28.700 đồng. BVH giảm kịch sàn 2.100 đồng/cổ phiếu (-4,88%), còn 40.900 đồng. VIC giảm 3.000 đồng/cổ phiếu (-3,08%), còn 94.500 đồng.

Mã STB dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch khớp lệnh với gần 1,3 triệu đơn vị (chiếm 5,10% tổng khối lượng thị trường), đóng cửa ở mức 23.500 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 100 đồng (+0,43%).

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 21,39% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.

Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là TSC với mức tăng 4,81% lên 30.500 đồng (tăng 1.400 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch hơn 43 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 5%, mã RDP đóng cửa chỉ còn 17.100 đồng/cổ phiếu (giảm 900 đồng), tổng khối lượng giao dịch hơn 4 nghìn cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì CTD, ITC là 2 cổ phiếu cùng tăng giá mạnh nhất với mức tăng 4.000 đồng/cổ phiếu lên mức giá tương ứng là 118.000 đồng và 88.000 đồng. Trong khi đó, mã TRC giảm tới 3.500 đồng xuống còn 69.500 đồng/cổ phiếu, khối lượng giao dịch đạt hơn 47 nghìn đơn vị.

Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE, có 1 mã tăng trần, 1 mã giảm và 2 mã đứng giá. Cụ thể, VFMVF1 đứng ở giá tham chiếu là 13.300 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 giảm 100 đồng xuống 8.200 đồng (-1,20%). MAFPF1 đứng ở giá tham chiếu là 5.800 đồng/chứng chỉ quỹ. PRUBF1 tăng 200 đồng lên 5.900 đồng (+3,51%).

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 79 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 3.993.700 đơn vị, bằng 16,11% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.

Trong đó, VCB được họ mua vào nhiều nhất với 534.790 đơn vị, chiếm 75,52% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như CTG (471.290 đơn vị), BVH (301.820 đơn vị), VNM (252.310 đơn vị) và MSN (184.560 đơn vị).

Đáng chú ý, các mã được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là MSN (96,45%), PAC (96,30%), CLC (91,85%) và IMP (91,27%).

Theo ĐTCK

eZ Publish™ copyright © 1999-2024 eZ systems as