Gây cảm tình bằng mã vạch

SP của Cty Thực phẩm Calbee

Hàng hóa không chỉ được đòi hỏi là phải có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, mà cần phải có một yếu tố gì đó kích thích mắt người mua, khiến họ thấy thích thú và thư giãn.

Mã vạch được trao trọng trách đó; vừa thuận tiện lại vừa không tốn diện tích trên bao bì, nếu so với việc cho in những hình comics hay một mẩu chuyện cười lên đấy.

Mắt bạn thường chỉ lướt ngang qua cái mã vạch trên một món hàng. Nhưng đó là chuyện xưa. Mã vạch ngày nay đẹp đẽ, tinh tế và có khả năng gây cảm tình đến mức bạn mua hàng chỉ vì thích cái mã vạch!

Hầu như chẳng ai thèm liếc nhìn mã vạch!

Mã vạch có xuất xứ từ Mỹ vào những năm 1970. Mỗi vạch và khoảng trắng đóng vai trò là “mật mã” cho các số và chữ. Mã vạch giúp việc nhận dạng hàng hóa và giá của nó nhanh chóng hơn, từ đó việc thanh toán cũng thuận tiện và chính xác hơn. Ngày nay, mỗi sản phẩm đủ tiêu chuẩn về chất lượng có mặt trên thị trường đều phải được in mã vạch trên bao bì.

Từ khi ra đời đến nay, mã vạch chủ yếu chỉ mang tính tiện dụng, chứ không có giá trị về tạo hình cho sản phẩm. Nói cách khác, nó là phần kém hấp dẫn nhất trên bao bì, chỉ gồm những sọc đen – trắng có độ dày mỏng khác nhau. Người mua hàng thường không thèm quan tâm đến sự tồn tại của chúng, và “kẻ” duy nhất tiếp xúc với mã vạch chính là máy soi tại quầy tính tiền.

Hai mẫu mã vạch in trên sản phẩm nước trái cây đóng hộp.

Nhưng mọi sự đổi khác khi mã vạch qua bàn tay người Nhật …

Giữa năm 2006, Design Barcode - một công ty thiết kế quảng cáo nhỏ tại Nhật đã đã đem lại cuộc sống mới cho mã vạch. Họ cho ra mắt mẫu mã vạch độc đáo có hình dáng miếng pho-mát, được in trên bao bì một sản phẩm bánh pizza đông lạnh. Mẫu mã vạch “pho mát” này đã thu hút sự chú y của các công ty quảng cáo và tư vấn tiếp thị trên thế giới, và giành giải Sư Tử Bạc tại Liên hoan Phim Quảng cáo Cannes Lion lần thứ 53 năm 2006.

Việc thiết kế ra một mã vạch theo phong cách mới vô cùng cầu kỳ. Nó phải đẹp đẽ và độc đáo. Đồng thời nó phải có đầy đủ thông số kỹ thuật và có thể được nhận dạng dễ dàng bởi máy soi như các mã vạch truyền thống. Nếu soi một mã vạch mới vào máy và tín hiệu phát ra là “Cái gì đây?”, thì các nhà thiết kế phải thực hiện lại công việc từ đầu.

Mã vạch trở nên điệu đà là điều tất yếu:

Sau cuộc chiến về chất lượng sản phẩm và giá cả, thì kiểu dáng hiện đang là “mặt trận” cạnh tranh khốc liệt của các thương hiệu. Cuộc sống con người càng giàu có thì họ càng chú trọng đến phần nhìn. Không chỉ là họ được nhìn ra sao mà đến cái được họ nhìn cũng được quan tâm triệt để. Đấy là nguyên nhân khiến các công ty đua nhau sử dụng chiêu “bình mới rượu cũ” – thay bao bì liên tục cho một sản phẩm. Khi thì ly được gắn hai tay cầm cho tiện dụng, khi thì hộp sữa giấy có “eo” để vừa tay người nắm … Sau một thời gian thay đổi, uốn nắn những chi tiết lớn và rồi … hết ý tưởng, thì việc mã vạch được đưa lên bàn tạo mẫu chỉ là chuyện sớm muộn.

Mẫu mã vạch in trên mì đóng hộp của công ty Thực Phẩm Calbee

Việc Nhật Bản là nước đầu tiên nghĩ đến chuyện làm đẹp cho mã vạch ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi tình trạng hiện nay của nước này: Con người kiếm ra nhiều tiền nhưng lại thiếu thời gian để thư giãn, hay ít nhất là khiến bản thân cảm thấy thoải mái. Cuộc sống quay vòng giữa công việc và ngủ, chỉ có chút ít thời gian shopping những sản phẩm thiết yếu nhất. Thế là khoảng thời gian ngắn dành cho việc mua sắm được biến thành thời gian để mát-xa tâm trạng. Hàng hóa không chỉ được đòi hỏi là phải có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, mà cần phải có một yếu tố gì đó kích thích mắt người mua, khiến họ thấy thích thú và thư giãn. Mã vạch được trao trọng trách đó; vừa thuận tiện lại vừa không tốn diện tích trên bao bì, nếu so với việc cho in những hình comics hay một mẩu chuyện cười lên đấy.

Hiện tại Design Barcode đã cho xuất xưởng hơn 200 mẫu mã vạch khác nhau, và trên thị trường Nhật Bản có hơn 20 công ty sử dụng những mã vạch “không đụng hàng” cho hơn 80 loại sản phẩm. Đa phần trong số đó là các mặt hàng lương thực thực phẩm, những thứ mà khách hàng sẽ sử dụng hết nhanh chóng và phải mua sắm thường xuyên – họ sẽ được refresh tinh thần thường xuyên, bất cứ khi nào đi siêu thị mua thức ăn chất cho cả tuần.

Khi Mỹ, các nước châu Âu và Trung Quốc đã xuất hiện các mặt hàng có mã vạch biến tấu thì Việt Nam chắc không nằm ngoài guồng này. Nhưng có thể khác với Nhật Bản một chút là thay vì nhắm vào tầng lớp khách hàng bận rộn, thì mã vạch “điệu” có lẽ sẽ xuất hiện đầu tiên trên các sản phẩm dành cho teen – vốn là tầng lớp khách hàng yêu thích những cái mới, nhiệt tình với những cái lạ và nhất là cực ham mua sắm.

Ngọc Bích

eZ Publish™ copyright © 1999-2024 eZ systems as