Kinh tế Việt Nam

TP.HCM sẽ phát triển chính về hướng đông và nam

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, Thành phố sẽ phát triển với hai hướng chính là hướng đông và hướng nam ra biển.

Hồi hộp với thị trường mứt tết

Xu hướng mứt tết năm nay vẫn là sự lên ngôi của mứt có thương hiệu, nhãn mác rõ ràng, trong khi đó các loại mứt ít ngọt, giữ hương vị tự nhiên của nguyên liệu được người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng. Tại nhiều chợ, siêu thị mứt các loại gần như đã được lấp đầy các kệ chuẩn bị phục vụ người tiêu dùng mua sắm dịp tết. Theo các tiểu thương, giá mứt năm nay tăng ít nhất 15-20% do tác động giá đầu vào như giá xăng, gas, giá nhân công và nguyên liệu chế biến.

Việt Nam có cần một bộ chỉ số riêng để tự đánh giá mình?

Dẫn đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, báo cáo của Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh tại phiên họp ngày 31/12 cho biết, khoảng cách thu nhập của người dân Việt Nam so với mức trung bình của các nước đang phát triển tại châu Á ngày càng lớn.

Nguyên Thống đốc Cao Sỹ Kiêm: Doanh nghiệp tư nhân mong nhất là được bình đẳng

Được coi là một tiếng nói kiên trì cho cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian dài, nguyên Thống đốc ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm chia sẻ với chúng tôi về cảm nhận của ông trước thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông nói, được bình đẳng là nguyện vọng lớn nhất của doanh nghiệp tư nhân.

Vay vốn ADB phát triển chuyên sâu tài chính – ngân hàng

Thủ tướng đồng ý NHNN Việt Nam làm chủ tài khoản tiếp nhận khoản tín dụng của Chương trình và được mua lại số ngoại tệ giải ngân để bổ sung dự trữ ngoại hối quốc gia.

Tham gia TPP mở ra cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu thép

Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam, hết năm 2013, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu khoảng 2,5 triệu tấn thép và các sản phẩm về thép, giá trị kim ngạch đạt trên 2 tỷ USD. Và các doanh nghiệp này sẽ có nhiều cơ hội hơn khi Việt Nam tham gia vào “sân chơi” lớn là Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Đến cuối năm 2014: Nợ công của Việt Nam dự kiến khoảng 59,8% GDP

Bộ Tài chính cho biết, theo lộ trình, cần giảm dần bội chi để đạt mức 4,5% GDP vào năm 2015. Tuy nhiên, do khả năng cân đối NSNN năm 2014 rất khó khăn, trong khi vẫn phải bố trí tăng chi đảm bảo các nhiệm vụ quan trọng, thiết yếu. Vì vậy, Quốc hội đã thông qua mức bội chi NSNN năm 2014 là 5,3% GDP.

Văn hóa doanh nghiệp chưa được quan tâm

Trước những thách thức trong hoạt động kinh doanh và áp lực phải tuyển người làm được việc, nhà tuyển dụng thường bỏ qua các yếu tố phù hợp văn hóa. Khảo sát 2013 về “Xu hướng tuyển dụng Nhân tài - Phù hợp công việc hay phù hợp văn hóa” do Phòng Thương mại và Công Nghiệp Việt Nam và Công ty Giải pháp Vốn nhân lực L&A thực hiện trên toàn quốc, với sự tham gia của 326 nhà quản lý doanh nghiệp trong và ngoài nước tại Việt Nam.

Bất động sản: Thêm một năm chưa thể “phá băng”

Vậy là lại thêm một năm “chòi đạp quyết liệt” của các doanh nghiệp bất động sản nhằm thoát khỏi tình trạng khó khăn của thị trường. Và kết quả vẫn là đầu năm chẳng khác… cuối năm, hay nói cách khác là thị trường chưa có gì chuyển biến tích cực. Dù 2013 là năm mà Chính phủ đã rất nỗ lực “phá băng” thị trường, với Nghị quyết 02/NQ-CP ngay từ những ngày đầu năm đề ra những giải pháp cụ thể…

Ai cũng cần học kinh tế vi mô!

Suốt một thế kỷ vừa qua, các trường đại học hàng đầu thế giới đã giảng dạy kinh tế học vi mô thông qua lăng kính của mô hình Arrow-Debreu về trạng thái cân bằng tương đối. Với cái nhìn sâu hơn về học thuyết “Nguồn gốc của cải của các quốc gia” được đưa ra bởi Adam Smith, mô hình này là hiện thân của vẻ đẹp, sự đơn giản và tính thiếu thực tế của hai định lý cơ bản về trạng thái cân bằng tương đối.

Các tin đã đưa ngày   Xem
eZ Publish™ copyright © 1999-2025 eZ systems as