itaexpress / Tin ITA / Đời sống / Du học / Đại học Mỹ vươn cao cờ tại Việt Nam

Đại học Mỹ vươn cao cờ tại Việt Nam

Các mối quan hệ đối tác với các học viện sở tại được sự quan tâm rất lớn, tuy nhiên không phải vì vậy mà không có những rào cản quan liêu nhất định.

Hà Nội, Việt Nam
Sau hơn 30 năm kể từ khi ngài đại sứ Mỹ hạ lá cờ trên nóc nhà tòa đại sứ tại Sài Gòn xuống gấp lại dưới tay mình, thì giờ đây một lá cờ Mỹ mới lại được tung bay trên bầu trời thành phố. Lá cờ sao sọc này sẽ không tung bay trên nóc nhà tòa đại sứ như trước mà nó đại diện cho tiểu bang Texas tung bay trên Viện Công nghệ Sài Gòn, đây là trường Đại học duy nhất tại Việt Nam đào tạo văn bằng hai năm được Mỹ công nhận.
Bà Gigi Đỗ, Giám đốc phụ trách về quốc tế tại trường Đại học Cộng đồng Houston, một trường có 6 chương trình đào tạo văn bằng liên kết hợp tác với các học viện tại Thành phố Hồ Chí Minh nói “ Họ đã đến đây lâu lắm rồi từ năm 1975”. Khi gia đình bà ấy chạy trốn khỏi Việt Nam sau chiến tranh, bà Đỗ nghĩ rằng bà ấy sẽ không bao giờ nhìn thấy đất nước một lần nữa. Bà nói:"bây giờ là năm 2009, và chúng tôi sẽ treo cờ một sao bay trên tòa nhà của họ."
Houston không phải là trường Đại học duy nhất của Mỹ lưu ý đến những cơ hội tại Việt Nam.
Hàng trăm học viện giáo dục của Mỹ cũng như của những nước khác, đã ký kết bản ghi nhớ với các đối tác Việt nam. Hàng chục trường đưa ra các chương trình đào tạo văn bằng kép liên kết. Các trường Đại học Mỹ giúp đỡ Việt Nam thiết kế chương trình giảng dạy và tài liệu.
Và sự quan tâm này vẫn còn đang phát triển. Tại Thành phố Hồ Chí Minh (trước đây là Sài Gòn), một hội nghị được Chính phủ Mỹ tài trợ gần đây đã thu hút trên 100 người từ các học viện giáo dục của Mỹ quan tâm đến việc kinh doanh tại Việt Nam tham gia.
Ông Michael W. Michalak, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nói: "Đều này làm cho tôi tỉnh ngộ," ông muốn ám chỉ đến rất nhiều các công ty Mỹ trong nước.
Mặc dù khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới vẫn đang tiếp diễn, nhưng "không có bất cứ trở lực nào có thể kéo lùi mối quan tâm, và nó đúng là như vậy" ông Michalak, người đã có nhiều nỗ lực trong việc cải cách hệ thống giáo dục của Việt Nam nói.
Với một triệu học sinh tốt nghiệp từ các trường trung học mỗi năm, và nhiều nơi chưa tới 20% học sinh tiếp tục học cao hơn, Việt Nam là vùng đất hứa hẹn cho những nhà đầu tư phát triển về giáo dục. Còn với thị trường giáo dục Trung Quốc được xem đã bảo hòa và nhà cung cấp bằng cấp ngoại trừ Ấn Độ, Việt Nam có thể trông khá hấp dẫn.
Ông Bahr Weiss, Phó giáo sư tâm lý tại Đại học Vanderbilt, nói: "Người ta đang cố gắng tìm được một chỗ đứng ở đây, giống như Coca-Cola," và trường Đại học nơi Ông làm việc cũng sẽ bắt đầu đào tạo một chương trình tiến sĩ tâm lý lâm sàng kết hợp với trường Đại học Quốc gia Việt Nam tại Hà Nội vào mùa thu này.
Phải thừa nhận rằng hệ thống giáo dục của Việt Nam bị hỏng và Việt Nam đã đưa ra dấu hiệu cởi mở, đặc biệt là cho các chương trình kỹ thuật và khoa học máy tính, trong đó giảng dạy các kỹ năng hầu như phù hợp với nhu cầu ở đây.
Bộ giáo dục đã tích cực khuyến khích các liên doanh. Các giảng viên nước ngoài đang thăm viếng nhận thấy nạn quan liêu đã ít hơn rất nhiều so với chỉ cách đây năm năm. Một chương trình thí điểm đã cho phép một số trường đại học sở tại cho các học viện của Mỹ thuê để thiết kế lại trình của họ và đào tạo các giảng viên của họ giảng dạy những tài liệu này.
Dường như Việt Nam sẽ làm điều gì đó lớn tiếp theo. Liệu có đúng như vậy không?
Cho dù từ sự trì trệ, thất bại, hay cả hai, rất nhiều những bản ghi nhớ đã được ký kết đó đang đóng bụi trên các ngăn kệ của những nhà quản trị. Các chương trình đào tạo văn bằng liên kết, bắt đầu với những phô trương hoành tráng, giờ cũng đã khép lại và lặng lẽ ra đi. Sau những cái bắt tay và uống trà, đôi khi điều duy nhất để thể hiện trong nhiều tháng hoặc nhiều năm đàm phán là những hình ảnh của cán bộ đứng tươi cười đứng bên cạnh bức tượng vị lãnh đạo đáng kính của đất nước, nguyên Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Lẽ ra Việt Nam đã có thể đi theo đường lối cải cách thị trường tự do cách đây gần 2 thập kỷ, nhưng hệ thống giáo dục của Việt Nam vẫn còn khập khiển bởi cách làm quyết định theo kiểu Soviet. Mặc dù hô hào cho phép tự chủ nhiều hơn, nhưng cơ quan quyền lực trung ương vẫn còn nhúng tay vào những việc như thuê giảng viên cũng như ấn định chương trình giảng dạy tại hầu hết các trường đại học. Bộ máy quan liêu ì ạch làm cho thậm chí những thay đổi nhỏ nhất cũng trở nên khó khăn không thể đêm lại hiệu quả. Tham nhũng lan rộng, từ thói quen của những người có quyền thế đến những khoản tiền lại quả, chỉ làm cho nó trở nên tồi tệ hơn.
Mắt nhắm mắt mở
Ông Dennis F. Berg, một giáo sư xã hội học đến từ Đại học thuộc bang California ở Fullerton và là cố vấn chương trình Đại học tại Việt Nam từ năm 1991, hiện Ông dạy theo một chương trình giao hảo được chính phủ Mỹ tài trợ tại Trường Đại học Hoa Sen, Thành phố Hồ Chí Minh, nói: "Mất rất nhiều sự kiên nhẫn khi làm việc ở đây".
Trong nhiều trường hợp, anh nói, kéo theo sau việc ký kết một thỏa thuận hợp tác là "bật vô âm tính."
Ông ước tính khoảng 80 % các học vụ quốc tế, không cung cấp các kết quả hữu hình. "Đại học của chúng tôi đã đưa nhiều tiền vào Việt Nam, nhưng chúng tôi đạt rất ít kết quả," ông Berg nói. "Chương trình khởi động, bạn quay về và chúng ra đi."
Chúng có thể bị hủy bởi một điều gi đó nhỏ nhen lặt vặt giống như là những ghen tỵ nghề nghiệp vậy. Ông Weiss, thuộc Đai học Vanderbilt, đã trãi qua gần một thập kỷ để thiết lập chương trình tâm lý lâm sàng. Cũng như ông Berg đã làm, ông đã học nói tiếng Việt trong quá trình việc.
Được hỗ trợ bởi một giấy phép từ Học Viện Y Học Quốc Gia, ông Weiss đặt toàn thời gian của mình tìm được đúng người, để có thể xin giấy phép chính thức khởi động chương trình như đã dự kiến, và để có thể nhận được sự chấp thuận cuối cùng. Tuy nhiên, rốt cuộc, dự án hầu như đã không khởi động được.
"Những người trong phòng ban nào đó đã cố tình phớt lờ chương trình," Ông Weiss muốn ám chỉ đến một nhóm người đối nghịch tại trường đại học của Việt Nam. Ông nói "Những thách thức đó là: đây là một đất nước có nguồn lực hạn chế, và người ta có xu hướng tranh đấu để được những gì có thể, và người ta sẽ ngăn chặn sự thành công của người khác."
Ký kết một thỏa thuận thì vẫn chưa đủ. Những người làm hoa tiêu thành công cho hệ thống giáo dục của Việt Nam nói: những người mới đến có thể bị vấp ngã, vì họ không theo dõi được từng khía cạnh của mối quan hệ.
"Người nước ngoài không chú ý," Ông Weiss nói. "Tôi đã nhìn thấy rất nhiều các dự án lãng phí."
Bà Đỗ, thuộc trường Đại học Cộng đồng Houston, không thể đếm xuể số lần cô ấy đã phải can thiệp dàn xếp những hiểu lầm. Với tư cách là một người nói tiếng Việt, cô nói đó không phải là vấn đề dịch thuật. Đôi khi nó là cái gì đó đơn giản như việc đề cao quá mức chương trình của đối tác địa phương với các bật phụ huynh học sinh.
Bà Đỗ nói điều đó nghe có vẽ như là không có gì ghê gớm. Tuy nhiên, trừ khi Houston duy trì chất lượng của các chương trình Việt Nam của mình, thì có nguy cơ sẽ mất đi công nhận riêng của mình. Do vậy, Đại học cộng đồng gửi những trưởng khoa vào Thành phố Hồ Chí Minh mỗi học kỳ để dự các lớp học. Trường cũng thường xuyên tổ tổ chức các hội thảo giảng dạy cho các giảng viên Việt Nam.
Những nỗ lực đó thật đáng đồng tiền bát gạo. Mặc dù mức học phí 1.500 $ một năm là cao gấp 10 lần so với mức phí mà các đại học quốc gia Việt Nam thu, nhưng chỉ trong vòng 5 năm, chương trình đào tạo liên kết đã tăng từ 400 lên 3.000 sinh viên.
Chính đại học Houston cũng được lợi. Mặc dù Bà Đỗ không tiết lộ trường thu về được bao nhiêu tiền, nhưng bà lưu ý rằng những khoản tiền thu được đều được mang hỗ trợ cho sự phát triển đội ngũ giảng viên và chương trình học bổng tại trường.
Khai thác đại học

Trường Đại học Troy là trường cung cấp nhiều chương trình ở 11 quốc gia, cũng đang triển khai một chương trình liên kết khác đang thịnh hành tại Việt Nam. Chương trình thạc sỹ kinh doanh liên kết với Đại học Quốc gia Việt Nam được giảng dạy giống như chương trình được áp dụng ở Mỹ. Tuy nhiên, khoảng một nửa các giáo sư là người Việt Nam, một người là giảm được một phần chi phí.
Mặc dù học phí là $ 4.800 một năm – gấp bốn lần thu nhập bình quân đầu người hàng năm của Việt Nam - cơ sở giáo dục ở Alabama có thể lấp đầy các khóa học mà nó cung cấp.
Tiêu chí thu hút của Troy đối với những sinh viên chưa tốt nghiệp Việt Nam là nó phục vụ cho những người không vào được đại học của Việt Nam. Chương trình là một sự lựa chọn thứ hai cho hầu hết mọi người, ông Vũ Mạnh Tuấn, một trong các sinh viên của trường nói. Đó là bởi vì việc cạnh tranh để tìm khá ít chỗ ngồi tại các trường đại học công cộng rẻ tiền rất kịch liệt. Tuy nhiên, những sinh viên này ngạc nhiên đối với chương trình giảng dạy của Mỹ vì họ phải học tập rất vất vả mới có thể tốt nghiệp.
"Rất dễ để vào, nhưng không phải dễ dàng để ra", ông Tuấn nói, đây là điều trái ngược với những gì diễn ra tại một trường đại học của Việt Nam.
Tuy nhiên, hầu hết các mối quan hệ đối tác không phải là những món lợi. Mặc dù người ta nói Việt Nam là một con hổ kinh tế đang lên của Châu Á, nhưng thực chất nó vẫn còn là một quốc gia nghèo. Một số nhỏ tầng lớp trung lưu mới nổi có đủ khả năng gửi con em của họ học tại các trường liên kết, hoặc cho du học nước ngoài. Tuy nhiên rất nhiều những sinh viên khác phải chật vật kiếm tiền để theo học tại các trường đại học cộng đồng với khoản học phí trung bình hàng năm chỉ khoảng 130 đô la.
Tất nhiên, các cơ sở giáo dục nước ngoài hiểu rằng các liên doanh như vậy đưa ra nhiều lợi ích như là các trường quốc tế nhằm giúp các giảng viên cũng như sinh viên giữ được tính cạnh tranh. Tuy nhiên nếu các trường đại học mong đợi kiếm được những khoản lợi lớn ngay thì có lẽ sẽ thất vọng.
Gil Latz, Phó Hiệu trưởng phụ trách những vấn đề quốc tế tại Đại học Portland State, một trường đang giúp Bộ Giáo Dục Việt Nam phát triển chương trình khoa học máy tính tại Đại học Khoa học ở Thành phố Hồ Chí Minh nói rằng không phải tất cả các lợi ích có thể được tính bằng đô la. Người đã viết trong một e-mail gửi tới tờ báo The Chronicle rằng “Chương trình làm việc của Đại học Portland tại Việt Nam được xem là đáng giá ngay cả khi "chúng tôi không cố gắng lấy lại được các khoản đầu tư về thời gian và tiền bạc của chúng tôi," "Điều đó hầu như không thể."
Kiểm soát chất lượng
Hầu hết các trường đại học của Mỹ muốn thiết lập các chương trình cử nhân ở đây đều được thiết lập tốt, các trường được công nhận hiểu rằng việc làm ăn kinh doanh tại một quốc gia mới tốn rất nhiều thời gian và tiền của. Tuy nhiên, cả hai viện nghiên cứu của Mỹ ở Việt Nam và Mỹ đang ngày càng lo ngại rằng không phải tất cả các liên doanh nước ngoài đang ngày một đi lên. Bởi vì luật lệ qui định về hợp tác quốc tế giữa Chính phủ với các trường đại học nước ngoài lỏng lẻo, nên các trường không được công nhận danh tiếng nhận thấy Việt nam là quốc gia dễ dàng tìm thấy lợi nhuận.
Ông Mark A. Ashwill, Giám đốc Văn phòng học viện Giáo dục Quốc tế tại Việt Nam, đã theo dõi nhiều khóa học từ xa không đáng tin cậy đang dần tăng lên qua nhiều năm. Ông nói những "nhà cung cấp dịch vụ lừa đảo” này thường lợi dụng những sinh viên liều lĩnh, không am hiểu gì về bằng cấp Mỹ.
"Thật đơn giản để thiết lập cơ sở và tuyển sinh sinh viên từ nước ngoài," ông Ashwill nói. "Đối với một số cơ sở thì đây là một thị trường sơ khai và tiềm năng nhất của họ. Đó là lý do người ta gọi họ là những nhà cung cấp giáo dục lừa."
Nhiều người trong cuộc nói rằng họ vẫn không thấy bất cứ động thái nào cho thấy có qui định hoăc áp đặt nào đối với những cơ sở giao dục không tin cậy tại Việt Nam. (Bộ Giáo dục và Đào tạo đã không đáp ứng các yêu cầu gặp mặt thường xuyên.) Ông Ashwill chỉ có thể khuyên những cán bộ Việt Nam rằng không nên tạo nên các mối quan hệ đối tác với các học Viện giáo dục không tiếng tăm. Vấn đề là khi các sinh viên muốn chuyển đến học tại Hoa Kỳ hoặc sử dụng bằng cấp của họ để tìm việc làm sẽ có thể thấy rằng bằng cấp của họ là vô giá trị.
Ví dụ như phòng Quản lý bằng cấp của bang Oregon đã từ chối không công nhận các bằng cấp do trường Đại học Northcentral cấp tại Việt Nam. Đại học Northcentral là một tổ chức kinh doanh trực tuyến có trụ sở tại Prescott Valley, Ariz., tào tạo chương trình MBA hợp tác cùng với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Ông Alan L. Contreras, quản trị viên của cơ quan Bang này cho biết, đến khi nào trình độ chuyên môn của các giảng viên tại Việt Nam và chất lượng của chương trình được đánh giá đúng mức, thì các bằng cấp này mới được công nhận tại Oregon.
Ông John A. Taylor, Phó Phòng Cao Ủy Hiệp hội các trường Cao đẳng và Trung học tại trung Mỹ, nói rằng trường đại học này "hiện không có giấy phép đào tào bất kỳ chương trình cấp bằng nào theo hình thức tập trung tại Mỹ cũng như ở nước ngoài. Theo hiểu biết của chúng tôi, tất cả các chương trình của trường này đều được gửi trực tuyến. "
Ông Lê Hồng Hải, Vụ phó Vụ hợp tác quốc tế đại học Hà Nội cho biết, như những gì anh biết được, thì chương trình đào tạo của Northcentral được công nhận tại Việt Nam, và nó đủ tốt. Ông nói thêm rằng trường Đại học của ông thật sự cũng không mấy quan tâm đến danh tiếng của một đối tác tiềm năng khi thực hiện một vụ làm ăn quốc tế. Northcentral đã được lựa chọn, anh nói, vì "các chi phí thấp, các yêu cầu học tập không phải là quá cao, và nó được công nhận."
Giám sát chương trình học tập quốc tế đã là một thử thách luôn tiếp diễn, ông Contreras nói.
"Chúng tôi đã được quan tâm khi các học viện Mỹ họat động ở nước ngoài thường không có đủ khả năng để xác định xem điều gì thực sự đang xảy ra tại thị trường nước ngoài," ông đã viết trong một thư e-mail. "rất khó để biết được Northcentral thực sự đang làm gì tại Việt Nam."
Ông Lê Quang Minh, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh nói, việc kiểm tra một hệ thống bị hỏng không phải là dễ dàng, và cũng không thể được thực hiện một ngày một bửa, ông Minh cũng là một người có đề nghị thẳng thắng về các vấn đề liên quan đến các mối quan hệ đối tác quốc tế.
"Chúng tôi đang cố gắng để được chọn lựa," ông nói, “nhưng trong việc cải cách một nền giáo dục chất lượng hơn, chúng tôi có quá nhiều việc để làm."
Dù trong qua trình đó có những va chạm gì, ông Minh không có nghi ngờ về việc học tập và làm việc với các cơ sở giáo dục từ nước ngoài, bao gồm cả Mỹ, là con đường Việt Nam phải đi theo. Ông nói: "Những chương trình quốc tế đã là yếu tố kích thích sự thay đổi,". Ông nói tiếp, thay đổi phải tiếp cận không chỉ với các lớp học, mà còn tiếp cận với các nhà lãnh đạo hệ thống giáo dục của Việt Nam.

Theo Martha ANN Overland