itaexpress / Tin ITA / Đời sống / Pháp luật / Từ vòi rồng đến tòa án quốc tế?

Từ vòi rồng đến tòa án quốc tế?

Giữa Việt Nam và Trung Quốc vừa bùng nổ một mâu thuẫn nguy hiểm về việc triển khai giàn khoan của Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Một giải pháp tùy chọn đối với Việt Nam là viện nhờ thủ tục phân định bắt buộc theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS).

Các chi tiết địa lý cho thấy, giàn khoan Hải Dương 981 đã được triển khai cách thềm lục địa và đảo Lý Sơn của Việt Nam khoảng 130 hải lý và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 180 hải lý. Nó cũng tọa lạc cách đảo Tri Tôn, một đảo đá không đủ điều kiện cho một vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) hoặc bất kỳ quyền nào trong phạm vi 12 hải lý theo Công ước luật biển, 17 hải lý và cách đảo Phú Lâm, vốn có thể đủ tiêu chuẩn để tạo thành một vùng EEZ rộng tới 200 hải lý, khoảng 103 hải lý.

Mặc dù Trung Quốc đưa ra tuyên bố theo Điều 298 của UNCLOS về việc được miễn thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước đối với một số loại tranh chấp, bao gồm cả những tranh chấp liên quan đến việc phân định hải giới, quy trình này không thể được áp dụng để xác định liệu giàn khoan Hải Dương 981 được triển khai bên trong vùng EEZ hình thành do 1) thềm lục địa không thể tranh cãi của Việt Nam (vốn đồng nghĩa với vị trí triển khai hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam), 2) Đảo Hải Nam của Trung Quốc (đồng nghĩa vị trí hoàn toàn thuộc về Trung Quốc), hay 3) quần đảo Hoàng Sa.

Dù các trọng tài phân xử UNCLOS sẽ không có thẩm quyền lựa chọn một trong 3 khả năng trên, họ có thể công nhận sự tồn tại của một tranh chấp pháp lý. Sự hiện diện của bờ biển gần đó và những tuyên bố chủ quyền mâu thuẫn lâu nay đối với cả quần đảo Hoàng Sa và vùng EEZ trong khu vực này, đủ để cấu thành một tranh chấp pháp lý: giàn khoan dầu nằm trong một khu vực của những tuyên bố EEZ chồng lấn và có khả năng hợp lệ. Điều này luôn đúng, bất chấp mọi câu hỏi về chủ quyền, sự phân chia hay các quyền EEZ liên quan đến quần đảo Hoàng Sa.

Giàn khoan, HD-981, Hải Dương-981, biển Đông, ASEAN, Trung Quốc, COC, DOC, yêu nước, tuần hành, vòi rồng, bành trướng, chiến tranh, Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền, độc lập dân tộc, kiểm ngư viên, biển đảo, hàng xóm, hải quân, cảnh sát biển Việt Nam, tòa án.

ự thừa nhận của các trọng tài quốc tế về việc giàn khoan đang tọa lạc trong một khu vực tranh chấp mang tính trung lập và tự nó sẽ không gây bất lợi cho bất kỳ bên nào. Tuy nhiên, nó sẽ chứa đựng các hàm ý quan trọng.

Đúng là tuyên bố của Trung Quốc theo Điều 298 đồng nghĩa rằng, các trọng tài sẽ không có thẩm quyền giải thích hoặc áp dụng Điều 74, về sự phân định và hợp tác trong các vùng EEZ tranh chấp, để ra phán quyết chống lại nước này. Tuy nhiên, chính sách lâu dài của Trung Quốc về các hành động đơn phương và không đàm phán về vùng EEZ tranh chấp có thể được xác định là vi phạm Điều 279, vốn quy định: Các quốc gia sẽ phải giải quyết bất kỳ tranh chấp nào giữa họ liên quan đến việc diễn giải hoặc áp dụng Công ước này bằng các biện pháp hòa bình tuân theo Điều 2, khoản 3 của Hiến chương Liên hợp quốc và, thưo hướng này, sẽ tìm kiếm một giải pháp thông qua những biện pháp được nêu ra trong Điều 33, khoản 1 của Hiến chương.

Đó sẽ là một thắng lợi pháp lý quan trọng đối với Việt Nam. Cho mãi tới hiện tại, Trung Quốc vẫn khăng khăng không có tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa hoặc vùng EEZ trong khu vực, và do đó, nước này không có nghĩa vụ pháp lý phải giải quyết bất kỳ cái gì với Việt Nam và có thể hành động đơn phương. Nếu các trọng tài ra phán quyết chống lại quan điểm này liên quan đến vùng EEZ, nó sẽ tạo ra áp lực pháp lý và ngoại giao vô cùng lớn đối với Trung Quốc nhằm buộc nước này phải kiềm chế các hành động đơn phương và ngồi vào bàn đàm phán. Đây là cách duy nhất để giảm bớt và ngăn chặn các căng thẳng trong tương lai giữa Trung Quốc và Việt Nam trong khu vực.

Việt Nam có thể đang có những e dè trong việc đưa sự đối đầu với Trung Quốc ra tòa án. Trước hết, có thể vì Việt Nam lo ngại phản ứng dữ dội từ Trung Quốc. Thứ hai, do tính bao quát trong các tuyên bố chủ quyền trên biển của Trung Quốc, như được tượng trưng bằng đường chín đoạn, Việt Nam, theo truyền thống, tỏ ra thận trọng về việc công nhận rằng, những tuyên bố chủ quyền này đã tạo nên một tranh chấp pháp lý.

Về sự e dè đầu tiên, việc tìm cách giải quyết các tranh chấp bằng luật pháp quốc tế sẽ tốt hơn dấn sâu vào một cuộc đối đầu có sử dụng vũ lực. Đối với sự e dè thứ hai, trong trường hợp cụ thể này, Trung Quốc đã không cố gắng dùng đường 9 đoạn như lý lẽ biện minh cho vị trí thả đặt giàn khoan Hải Dương 981. Hơn thế nữa, vị trí này đủ gần tới đảo Hải Nam của Trung Quốc và quần đảo Hoàng Sa tranh chấp, nên Việt Nam sẽ không mất nhiều trong việc chấp nhận một tranh chấp pháp lý tồn tại ở đó.

Vượt qua những e dè trên và đem sự đối đầu về việc triển khai giàn khoan 981 tới nhờ phân định bằng cơ chế giải quyết tranh bắt buộc của UNCLOS sẽ mang tới kết quả là, các trọng tài công nhận Trung Quốc triển khai giàn khoan này ở một khu vực trạnh chấp. Điều này có thể mở ra một hướng tháo gỡ các căng thẳng hiện tại cũng như đặt ra một nghĩa vụ pháp lý và áp lực ngoại giao, buộc Trung Quốc phải ngồi vào bàn đàm phán. Việc đó sẽ giúp ngăn chặn các hành động khiêu khích trong tương lai. Ngoài ra, trong khi chờ đợi quy trình pháp lý, Việt Nam có thể tìm kiếm các biện pháp tạm thời để ngăn chặn các hoạt động của giàn khoan hải Dương 981.

Theo Tuấn Anh Vietnamnet