itaexpress / Tin ITA / Đời sống / Phóng sự - Ký sự / Đam mê + khổ luyện = Thành công

Đam mê + khổ luyện = Thành công

Tuấn cùng gia đình chụp ảnh kỷ niệm tại sân bay Nội Bài

Trở về từ Hung–ga–ri với tấm huy chương Đồng Olympic Hóa học, Phạm Tuấn Anh đã được Hội đồng giải thưởng “Hoa Trạng Nguyên” (do Tập đoàn Tân Tạo phối hợp với Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập Việt Nam, bộ GD-ĐT và Trung ương Đoàn tổ chức) xét chọn để tôn vinh trong lễ trao giải thưởng Hoa Trạng Nguyên năm 2008 tại Hà Nội.

Đam mê môn Hoá vì nó gần gũi với cuộc sống

Vóc người cao, thân hình mập mập vừa trở từ cuộc thi Hoá Quốc tế tại Hung – ga - ri nhưng ít ai biết rằng để đạt được thành tích như ngày hôm nay, Anh Tuấn đã phải trải qua gần 10 năm sống trong Viện vì bệnh Hen. Sinh ra trong một gia đình truyền thống hiếu học, mẹ là tiến sĩ Dược, bố là kỹ sư, ông bà có tên tuổi trong làng Y, nên Tuấn có ý thức học tập từ nhỏ. “Em Tuấn bị hen, sức khoẻ không tốt lắm. Hồi bé em Tuấn thường xuyên nằm viện, nhất là hồi học cấp 1,2. Có thể nói, con người sống song song với bệnh tật. Thế nhưng, Tuấn là người chăm học, quyết tâm, khi nằm viện em cũng mang sách vở vào học trên giường bệnh. Nhớ nhất thời Tuấn học lớp 6, em bị cấp cứu phải nằm viện ít nhất 3 ngày nhưng đến ngày thứ 2, em Tuấn đã trốn Viện, trốn bác sĩ để đi thi học kỳ môn Toán. Cả nhà, bạn bè phải phục em Tuấn vì em nằm viện nhưng vẫn đạt điểm thi tối đa”.- Cô Nguyễn Kim Thu, mẹ của Tuấn kể.

Một trong những lý do Tuấn yêu thích học môn Hoá học là muốn nối nghiệp truyền thống ngành Y, Dược của gia đình. Và theo Tuấn, môn Toán là môn tư duy loc gíc, hai môn Lý, Hóa học là môn thực nghiệm nhưng môn Hoá thì thực sự gần gũi với cuộc sống hang ngày hơn. Ví dụ, làm sach nước - một cái thiết yếu cho cuộc sống hang ngày. Ngành Hoá và Lý quan trọng nhưng làm sạch nước lại thuộc ngành Hoá học. “Những nghiên cứu hoá học thường gần gũi với cuộc sống. Từ một chất nhưng lại sản xuất đa dạng mặt hang phục vụ con người. Chúng em vẫn thường nói với nhau, học Hoá là biến hoá khôn lường”. - Tuấn cười nói.

Trong nhà, Tuấn là anh cả có trách nhiệm. Hàng ngày, ngoài thời gian ôn luyện bài vở cho bản thân, Tuấn dành khoảng 1 tiếng đồng hồ kèm và dạy em trai học bài. “Tuấn dạy em vừa nghiêm khắc, vừa có nghiệp vụ Sư phạm. Em của Tuấn 3 năm liền là học sinh giỏi trường Kim Liên”. - Mẹ của Tuấn nói.

Giải quốc tế dành cho mẹ

Khi được hỏi, khi đoạt giải quốc tế em nghĩ đến ai? Tuấn trả lời, “Người đầu tiên em nghĩ đến là người mẹ hiền của em. Mẹ không chỉ là người mẹ mà còn là người thầy đúng nghĩa”.

Mẹ của Tuấn là Tiến sĩ Dược nên cô rất hay trao đổi và có nhiều gợi ý, sang tạo để em rút ra được những kiến thức mới, kinh nghiệm thực tế. Ngay từ nhỏ, Tuấn đã được tiếp xúc với thực nghiệm Hóa học tại cơ quan của mẹ. Em kể: “Mỗi khi tan trường, em thường đến cơ quan đợi mẹ về và thỉnh thoảng em đã nhìn thấy mẹ cùng các cô, chú đang làm việc. Từ đó, em đã mong ước trở thành nhà nghiên cứu Hóa học hoặc trở thành Bác sỹ. Tuấn thường trao đổi với mẹ về thực nghiệm, về hoá dược. “Khi được chọn vào đội tuyển, chỉ còn một tuần nữa là tập trung, mẹ em đã thức trắng mấy đêm liền để hướng dẫn cho em những kỹ năng thực nghiệm cơ bản như từ cách gập phễu giấy như thế nào; Thao tác dịch triết làm sao cho đạt năng suất cao....”. Tuấn còn bảo, ở trường học chúng em ít được thực nghiệm nên những kỹ năng cơ bản ấy không phải bạn nào cũng nắm vững. Nhất là phần Hóa hữu cơ, mẹ em cũng đã cố gắng chắt lọc những kiến thức cơ bản để hướng dẫn em khi đi thi. Vì vậy, trong kỳ thi quốc tế Hóa Học tại Hung- ga-ri vừa qua, Tuấn hoàn thành phần thi thực hành rất tốt nhưng tiếc rằng, đến môn thi lý thuyết thì em lại bị sốt nên đành bỏ dở. Và kết quả, em đoạt Huy chương Đồng và cùng 2 bạn nữa Huy chương Vàng – là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam và tăng tầm ảnh hưởng của đất nước Việt Nam với các nước bạn trên thế giới.

Tuấn tâm sự, “Qua các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế chúng em đã khẳng định được sự đam mê, nỗ lực học của mình. Em thấy mình qua mỗi kì thi cảm thấy tự tin, yêu hóa hơn, khẳng định kiến thức của mình trong học tập. Thành quả bước đầu này sẽ tạo cho em tiếp tục niềm say mê theo hóa học…Và em sẽ cố hết sức mình tạo thành công tiếp theo để phục vụ cho đất nước”.

Kinh nghiệm học môn hoá- Quyết tâm, đam mê thì sẽ thành công.

Thời gian dành cho học dành cho môn Hóa học của Tuấn khoảng 2-3 tiếng/ngày. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm quý báu của Tuấn, điều quan trọng nhất là học có định hướng và một cách chọn lọc. “Ví dụ khi em đang tìm hiểu một vấn đề gì đó thì em quyết tâm tìm những quyển sách viết về vấn đề đó. Sau khi nắm chắc kiến thức đó rồi, em tiếp tục nghiên cứu mở rộng sang vấn đề khác. Cuối cùng, em tổng ôn tập các vấn đề để củng cố lại và thực hành bằng cách làm các đề thi.Cái chính vẫn là nắm chắc kiến thức và khả năng tự học. Từ đó, em có thể tự tìm công thức cốt yếu”. – Tuấn chia sẻ.

Bài và ảnh: Út Huệ