itaexpress / Tin ITA / Kinh tế / Thế giới / Đó đây / Khai mạc triển lãm tranh Tây Tạng tại Bắc Kinh

Khai mạc triển lãm tranh Tây Tạng tại Bắc Kinh

Khách tham quan chiêm ngưỡng những tác phẩm được trưng bày trong triển lãm về sự thay đổi của Tây Tạng 50 năm qua tại Bắc Kinh.

Một cuộc triển lãm tranh về sự thay đổi của vùng đất Tây Tạng trong hơn 50 năm qua đã được khai mạc tại Bắc Kinh.

Trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Vân Sơn cho biết: “Trong 50 năm qua, với sự giúp đỡ của Chính phủ, người dân Tây Tạng đã xây dựng cuộc sống mới cho chính họ với tất cả nhiệt huyết. Triển lãm được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Tây Tạng cải cách dân chủ. Tây Tạng là một vùng lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc.”

Hơn 600 hiện vật triển lãm về lịch sử Tây Tạng sẽ được tổ chức trong vòng hai tháng tới.

Lưu Tân Ninh, nguyên là một ký giả đã đến dự triển lãm cùng với vợ. Ông muốn biết về lịch sử Tây Tạng, một vùng đất linh thiêng của Trung Quốc. Theo ông “Các phần tử ly khai gây bạo loạn ở Tây Tạng năm ngoái nên đến xem triển lãm tranh này.”

Thái Tường, sinh viên 22 tuổi người Tây Tạng tại của Trường Đại học Dân tộc Trung Quốc cho biết: “Tuy sinh ra và lớn lên tại Tứ Xuyên và không biết về Tây Tạng nhưng triển lãm đã cho tôi biết sự đổi mới của vùng đất này. Hy vọng trong tương lai, Tây Tạng sẽ phát triển hơn và người dân sẽ có cuộc sống tốt hơn.”

Năm 1951, Chính phủ và chính quyền Tây Tạng (Đức Đạt Lai Lạt Ma) đã ký bản Hiệp định gồm 17 điểm công nhận quyền tự trị của Tây Tạng. Năm 1959 chính quyền Tây Tạng cũ đã tổ chức một cuộc bạo loạn tại Lhasa

Chính quyền Trung ương Trung Quốc đã giải tán chính quyền Tây Tạng cũ và tiêu diệt quân phiên loạn sau hai năm xung đột, mở đường cho cải cách dân chủ.

Năm ngoái, một cuộc nổi loạn tại Lhasa đã nổ ra ngay trước thềm Thế vận hội Bắc Kinh.

Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triêu Húc cho biết: “Hiện nay tình hình xã hội tại Tây Tạng đã ổn định. Người dân Tây Tạng đang tiến hành những hoạt động chào đón năm mới (lễ này bắt đầu ngày 25/2 và sẽ kéo dài trong 2 tuần). 'Bè lũ Đạt Lai Lạt Ma' nhằm tạo ra những tin đồn để phá hoại sự ổn định ở Tây Tạng tất sẽ phải thất bại.”

 

Tây Tạng nguyên là một lãnh thổ và là một quốc gia độc lập ở Trung Á và là nơi cư trú của người Tây Tạng. Với độ cao trung bình vào khoảng 4.900 m, nằm trên vùng đất đai cằn cỗi đầy sỏi đá, có khí hậu khô khan suốt 9 tháng trong năm. Phía Bắc Tây Tạng nhiệt độ cao vào mùa hè và rất lạnh vào mùa đông. Tuyết phủ quanh năm ở những đỉnh núi có độ cao 5000-7000 m. Vùng đất này còn được mệnh danh là ' nóc nhà của thế giới'. Tây Tạng giáp giới Trung Quốc, East Turkistan, Miến Điện (Myanmar trước đây có tên là Burma), Bhutan, Nepal, Ấn Độ.Tất cả hay hầu hết Tây Tạng ngày nay chịu sự kiểm soát của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa

Lãnh thổ Tây Tạng nguyên thủy gồm ba tỉnh, là Amdo, Kham, và U-Tsang. Năm 1965, Trung Quốc sát nhập Amdo vào các tỉnh Thanh Hải và Cam Túc của Trung Quốc, và Kham vào các tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam, còn tỉnh U-Tsang ở Trung ương Tây Tạng, trong đó có thủ đô Lhasa, được gọi là Vùng Tây Tạng Tự Trị.

Năm 1950, Quân đội Nhân dân giải phóng tiến vào Tây Tạng tiêu diệt quân đội non trẻ của Tây Tạng và phá hủy khoảng 6.000 chùa chiền. Năm 1951, Kế hoạch giải phóng hoà bình cho Tây Tạng, một hiệp ước được ký bởi sức ép của Trung Quốc lên các người đại diện của Đại Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma, đặt nền thống trị kết hợp bởi Trung Quốc và Tây Tạng.

Trong khi đó, vào năm 1956 miền Đông Kham và Amdo đã nổ ra các cuộc kháng chiến và cuộc chiến này đã lớn rộng ra ngoài vùng. Cuộc kháng chiến này với sự ủng hộ của chính phủ Hoa Kỳ, có lúc đã lan ra tận Lhasa. Tuy nhiên, cuộc kháng chiến này đã bị thất bại năm 1959 và hàng chục ngàn người Tạng đã bị giết. Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và những người chủ chốt trong chính quyền trốn sang Ấn Độ, nhưng sự kháng cự riêng lẻ còn tiếp diễn trong Tây Tạng cho đến 1969.

D.Dung (Theo China Daily)