itaexpress / Tin ITA / Kinh tế / Thương hiệu Việt / Sự đơn giản trong quảng cáo

Nguyên lý của sự đơn giản trong quảng cáo

Nguyên lý của sự đơn giản trong QC

Bạn sẽ làm gì khi thế giới đang chật chội những thông điệp quảng cáo? Hàng ngày, người tiêu dùng từ khắp nơi trên thế giới nhận được hàng ngàn quảng cáo mỗi ngày trên mọi phương tiện truyền thông.

Họ sẽ ngày càng cảm thấy rối mắt và băn khoăn trước nhiều loại quảng cáo như vậy. Kết quả là khách hàng của chúng ta sẽ ngày ành trở tên kỹ tính hơn trong việc tiếp thu các chương trình quảng cáo. Chính điều này đã làm cho nhận thức về quảng cáo sẽ thay đổi sang hướng loại bỏ những quảng cáo phức tạp hoặc bao gồm quá nhiều sản phẩm và dịch vụ. Do đó, sự đơn giản hóa và chú trọng nét nổi bật sẽ là chìa khóa để thu hút sự chú ý cũng như sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của công ty bạn.

Nguyên lý về sự đơn giản là một trong 22 nguyên lý bất biến trong quảng cáo do Micheal Newman viết. Sự đơn giản ở đây không đồng nghĩa với lược bỏ các thành phần mà là làm cho các thành phần trong quảng cáo trở nên cô đọng nhất. Để làm được điều này, đòi hỏi các quảng cáo phải thể hiện một cách sáng tạo nhất bằng cách sử dụng ít các yếu tố nhưng lại đem lại hiệu quả to lớn.

Trong top 10 quảng cáo sáng tạo nhất năm 2006 do AdCracker bình chọn hay trong top 100 quảng cáo xuất sắc nhất mọi thời đại do tạp chị AdvertisingAge bầu chọn có thể dễ dàng nhận thấy tính đơn giản chiếm lĩnh mọi vị trí đứng đầu. Trong đó phải kể đến quảng cáo của hãng Nike vào năm 1988 do Wiegen&Kenedy sáng tạo với câu slogan Just do it nổi tiếng – đứng thứ 4 trong cuộc bầu chọn top 100.. Không cần minh họa, không cần nói gì nhiều, chỉ Just do it. Đó chính là Nike.

Hay quảng cáo về chương trình khuyến mãi của hãng truyền thông SFR. Đây là một quảng cáo print ad hết sức đơn giản nhưng đủ sức diễn tả rằng chương trình khuyến mãi này vô cùng hấp dẫn khiến cho khách hàng không thể bỏ máy di động xuống bất chấp việc chỉ dùng một tay vừa cầm bàn chải và lấy kem đánh răng.

Một ví dụ khác đầy ấn tượng đó chính là quảng cáo của tổ chức Greenpeace về chương trình vận động tái chế giấy đã sử dụng để gìn giữ cây xanh:

Bạn đã nhận ra được điểm đặc biệt của quảng cáo này chưa?

Đúng vậy! Nếu nhìn sơ qua, đó chỉ là một hàng cây chạy dài trên miền đồi xanh ngát dưới bầu trời yên tĩnh Bạn có thể cho rằng đây là một bức vẽ. Nhưng nếu nhìn kỹ hơn bạn sẽ thực sự bất ngờ vì đây là một tờ giấu được dập lỗ và đặt trên một cái bàn màu xanh! Rất ấn tượng và ý nghĩa đúng không ? Và cũng vô cùng đơn giản. Đó chỉ là một tờ giấy trắng và một mặt bàn màu xanh. Tất cả thông điệp đã được gói gọn dưới dòng chữ “Recycle paper. Save trees”.

Bạn mong muốn gì khi đưa ra quảng cáo của mình cho khách hàng. Chắc hẳn ai cũng mong muốn công chúng sẽ nhớ đến nó, nắm bắt được thông điệp mà nó mang tới. Công chúng chỉ có thể nhớ tới quảng cáo của bạn trong 10s đầu Trong cuốn sách “22 nguyên lý bất biến trong quảng cáo” của Micheal Newman có nói rằng : Mọi thông điệp có giá trị khi nó được nhớ đến ngay lần đầu tiên xuất hiện. Do vậy nếu quảng cáo của bạn ấn tượng và ngắn gọn, dễ nhớ thì đó là một lợi thế. Tuy vậy không chỉ là ấn tượng, không chỉ là dễ nhớ mà nó còn mang tính nhân văn, hữu ích và vẫn truyền tải được thông tin về sản phẩm của bạn tới cho khách hàng.

Như đã nói, sự đơn giản không phải là sự xuề xòa. Đó là sự đơn giản của sáng tạo, đủ thông tin, đúng và dễ nhớ. Điển hình cho những tiêu chí này đó chính là quảng cáo của báo Stern của Đức:

Đúng như câu khẩu hiệu của báo “ We give news a face” ( tạm dịch là Chúng tôi đưa đến cho bạn khuôn mặt của thông tin). Quảng cáo này đã dùng những dòng chữ sắp xếp lại để tạo nên một hình ảnh. Những dòng chữ ấy chính là những bản tin. Quảng cáo này không mới nhưng thực sự câu khẩu hiệu ( tag-line) vô cùng ấn tượng.

Sẽ thật là thiếu sót nếu như không nhắc đến quảng cáo điển hình cho nguyên lý của sự đơn giản trong quảng cáo. Đây cũng là quảng cáo đứng vị trí thứ nhất trong top 100 quảng cáo hay nhất mọi thời đại do tờ AdvertisingAge bầu chọn. Đó chính là chiến dịch quảng cáo “Think Small” cho dòng xe The Beetle của hãng Volkswagen, Đức trong những năm 1959-1976

Đây được coi là một cuộc cách mạng sáng tạo trong lịch sử quảng cáo thuộc sở hữu của nhà quảng cáo xuất sắc nhất thời đại William Bernach. Quảng cáo “Think Small” này thực sự là một ý tưởng lớn. Nó đã thực sự diễn tả hình dáng thon, nhỏ, kết cấu tốt và kiểu dáng đẹp của dòng xe Beetles mà không cần tô điểm, không cần chỉnh trang. Những người chủ sở hữu Beetles có thể tự hào về chiếc xe của mình, về chính mình mà không cần nói một lời nào cả. Chính Beetles đã nói lên tất cả. Và quan trọng nhất, “Think Small” đã đạt được một số điểm chú ý khổng lồ của công chúng. Minh chứng rõ nét nhất là cho đến bây giờ, khi mà rất nhiều quảng cáo ra đời sử dụng rất nhiều công nghệ hiện đại nhưng quảng cáo này vẫn xếp vị trí số 1 do các chuyên gia bầu chọn. Các nhà quảng cáo còn mong gì hơn thế?

Cuối cùng, chính sự đơn giản sẽ khiến người tiêu dùng tập trung và cảm thấy dễ dàng đón nhận, tiếp thu thông điệp quảng cáo của công ty bạn hơn và do đó thương hiệu sẽ được hình thành từ đây.

Có nhiều nguyên lý khác cùng tồn tại trong một sản phẩm quảng cáo. Đó là những nguyên lý về cảm xúc, về tình yêu, về sự hài hước, về cái đẹp…. Tất cả những điều đó nếu được đem đến một cách đơn giản thì đó chính là một quảng cáo cũng như sự thành công của một thương hiệu.

Đỗ Vô Khuê