itaexpress / Tin ITA / Kinh tế / Thương hiệu Việt / Trái cây miền Tây chưa đủ sức cạnh tranh hàng ngoại

Trái cây miền Tây chưa đủ sức cạnh tranh hàng ngoại

Điểm yếu thứ hai của vựa trái cây miền Tây là chất lượng không ổn định, quy cách không đồng đều nên khó đáp ứng đơn hàng lớn. Vẫn nhà vườn kể trên cho biết thêm: “Bây giờ, chỗ tui có cả ngàn hecta, ngay cả nếu họ trồng cùng một loại giống như tui, nhưng biểu tui mua vô, thú thật tui không dám vì không biết ổng trồng theo kiểu gì!”

Hội thi trái ngon khu vực ĐBSCL lần thứ 13 thu hút 720 nông dân mang trái cây dự thi, tăng gấp đôi so với năm ngoái. Giải nhất thuộc về quýt hồng Lai Vung của anh Trần Văn Long, xã Tân Phước, huyện Lai Vung, Đồng Tháp; 21 giải nhì phân bổ cho 9 chủng loại trái cây dự thi quen thuộc của đồng bằng. Trong đó, bưởi long Cổ Cò của anh Hồ Tuấn Hoàng, ấp 1, xã Trung An, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang và bưởi Năm Roi của anh Đặng Văn Bé Tam, xã Kế Thành, Kế Sách, Sóc Trăng cũng đoạt giải nhì. Anh Long từng trở thành “gà” thi trái ngon của công ty Mai Xuân khi ứng dụng kỹ thuật xử lý cho cây bưởi ra hoa trái vụ (lời trên 22 triệu đồng/năm/2.000m2).

Nhưng liệu những trái cây được định vị đẳng cấp ấy có cạnh tranh lại trái cây ngoại nhập? Theo nhận xét của thạc sĩ Phạm Ngọc Liễu, phó viện trưởng viện cây ăn quả miền Nam, mẫu mã trái cây vẫn chưa được nhà vườn chú trọng, trong số 720 mẫu dự thi chỉ có 35 - 40% mẫu đạt chuẩn. Một nhà vườn kể: “Có dạo tui hụt số lượng, mua đại cho đủ đơn hàng nhưng đem lên Sài Gòn bị chê liền. Loại 2, đem ra chợ đầu mối Bình Điền khảo giá, giá gốc 10.000đ/kg, người ta trả 6.000đ cũng phải bán”.

Điểm yếu thứ hai của vựa trái cây miền Tây là chất lượng không ổn định, quy cách không đồng đều nên khó đáp ứng đơn hàng lớn. Vẫn nhà vườn kể trên cho biết thêm: “Bây giờ, chỗ tui có cả ngàn hecta, ngay cả nếu họ trồng cùng một loại giống như tui, nhưng biểu tui mua vô, thú thật tui không dám vì không biết ổng trồng theo kiểu gì!”

Theo SGTT