itaexpress / Tin ITA / Sức khỏe / Cẩm nang sức khỏe / Đậu nành là con dao hai lưỡi

Đậu nành là con dao hai lưỡi

Từ những hạt đậu nành, người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn rất ngon: Những miếng đậu hũ dùng để chiên, nấu; những chén tàu hũ nấu với gừng và đường thơm ngon, những ly sữa đậu nành mát lạnh... Ai cũng biết đến giá trị dinh dưỡng của đậu nành, nhưng không phải trong chúng ta, ai cũng hiểu hết giá trị phòng chống bệnh tật của nó.

Lợi ích của đậu nành

Đậu nành là thực phẩm có đầy đủ chất đạm, chất béo, đường, chất khoáng, vitamin, ezym làm cho người sử dụng dễ tiêu hóa, giúp phát triển cơ, xương nên được xem là thực phẩm bổ dưỡng cho cả những người lao động chân tay lẫn trí óc, những người bị bệnh mãn tính, suy dinh dưỡng. Do đậu nành có tác dụng chống oxy hóa cantioxidant nên cũng được cho là “thuốc” làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.

Chức năng thận của những người bệnh tiểu đường lọai 2 có vẻ như được cải thiện nhờ protein trong đậu nành, kèm thêm một ích lợi nữa là mức cholesterol “tốt” cũng có phần gia tăng.

Chức năng của thận thường bị suy giảm đối với những người bị bệnh tiểu đường lâu dài. Cuộc nghiên cứu nơi 14 người mắc bệnh thận liên quan đến tiểu đường nhận thấy sản phẩm đậu nành được thêm vào chế độ ăn uống của họ đã làm giảm mức protein trong nước tiểu của họ - một dấu hiệu chức năng thận được cải thiện.

Cuộc nghiên cứu này tuy sơ bộ nhưng cho thấy “bằng chứng ban đầu” rằng protein trong đậu nành có thể giúp giảm nguy cơ bệnh thận và bệnh tim nơi người bị tiểu đường.

Điều trị bệnh loãng xương và các bệnh khác

Đậu nành cũng đã được nghiên cứu điều trị loãng xương, chính chất phytoestrogen trong đậu nành có thể làm cho xương của phụ nữ mạnh hơn và giảm nguy cơ gãy xương. Đậu nành còn giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ, giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới, giảm nguy cơ ung thư dạ dày, tá tràng, phổi…
Trong đậu nành còn có chất giúp ngăn ngừa sự hình thành và phát triển sạn mật, có tác dụng làm tan sỏi mật, giảm nguy cơ bị sạn mật gấp đôi so với những người sử dụng đạm động vật. Ngoài ra, đậu nành còn rất hữu hiệu trong việc bảo vệ tế bào gan…

Giảm nguy cơ bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Hoa Kỳ, chiếm 40% số tử vong ở phụ nữ mọi lứa tuổi; và trên 45% tử vong ở phụ nữ trên 65 tuổi.
Người ta cũng nhận thấy thói quen sống của người Tây phương khác với người Đông phương, ví dụ như: Đậu nành là thức ăn quen thuộc của người Nhật Bản, nhưng lại ít
được dùng ở người Tây phương. Các nhà nghiên cứu đã bắt đầu nghiên cứu về những tác động của các chất trong đậu nành có thể làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Lưu ý một số mối nguy hại của đậu nành

Đậu nành không lành như đậu đen, đậu đỏ... Nó có độc tính, theo kinh nghiệm từ xưa không ai nấu xôi, nấu chè đậu nành bao giờ, tới giá đậu nành (Tàu, Đại hàn thường ăn) cũng không ăn sống được như giá đậu xanh mà phải xào chín. Đậu nành chứa rất nhiều Phytic acid được coi như "antinutrition" đối với con người vì vào cơ thể nó kết chặt lại với các khoáng chất khác, ngăn cản việc hấp thụ các chất cần thiết này.
Tiêu thụ đậu nành thích hợp nhất là làm tương hay nước tương theo phương pháp cổ truyền: đậu được nấu chín rồi trộn với muối và cho lên men trong một thời gian dài mới trung hoà hết ảnh hưởng bất lợi của nó (các thứ tương và xì dầu, "Magi" bán ngoài chợ hầu hết là sản xuất ngắn ngày theo kiểu kỹ nghệ, không đủ an toàn). Món đậu hũ cũng không nên ăn hàng ngày, dùng nó nhiều sẽ làm mất chất iodine và zinc (kẽm) trong cơ thể ảnh hưởng tới khả năng sinh dục của nam giới (có lẽ vì vậy mới là đồ ăn truyền thống của các tu sĩ Phật giáo ?)

Cho nên người nào còn có ý định 'truyền giống' thì phải cẩn thận khi sử dụng đậu nành.
Những người nào hay lạnh tay chân, lưỡi đóng bợn trắng, hoặc đi cầu phân lỏng thì tốt hơn không nên ăn đậu hủ hay uống sữa đậu nành.
Những người nào tay chân ấm, hơi bón, lưỡi hồng thì ăn đậu nành có lẽ không sao .
Muốn ăn đậu hủ cho an toàn hơn thì nên ăn đậu hủ với gừng, hoặc ướp xả chiên cũng có thể quân bình được hàn tánh của đậu nành.
Con nít dị ứng với sữa bò (khi bé có hiện tượng da nổi ngứa thường gọi là eczema) thì có thể thay thế bằng sữa đậu nành. Nhưng cũng không nên dùng lâu dài, mà phải thường quan sát lưỡi hoặc phân của bé, nếu có hiện tượng hàn thấp (lưỡi đóng trắng, đi cầu phân lỏng) thì phải ngưng dùng sữa đậu nành.

H.N (tổng hợp)