itaexpress / Tin ITA / Sức khỏe / Cẩm nang sức khỏe / Tự chữa bệnh từ củ gừng

Tự chữa bệnh từ củ gừng

Các nghiên cứu y khoa cho thấy, gừng vàng có nhiều tác dụng dược lý như ngăn ngừa cơn đau thắt ngực, kích thích tiêu hóa, tăng khả năng tình dục...Ngoài ra gừng còn làm tăng thêm hương vị cho món ăn mà còn giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn dễ dàng.

Dược tính

Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc.

Trong hầu hết các thang thuốc Đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống. Ngoài tác dụng hạn chế bớt tính lạnh của các vị thuốc hàn, cách phối hợp này còn giúp cho tỳ vị dễ hấp thu thuốc và người bệnh khỏi nôn ra đối với những thuốc khó uống.

Trong củ gừng có trên 400 chất khác nhau, bao gồm tinh dầu, chất béo, các vitamin B1, B2, B6, C và nhiều chất khoáng như kali, canxi, sắt, kẽm... Gừng có những dược tính sau:

Ngăn chặn sự tạo thành cục máu đông, nhờ đó có thể ngăn ngừa chứng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim (tác dụng này tương tự aspirin nhưng không gây viêm loét và xuất huyết dạ dày). Người bị bệnh tim mạch nên dùng gừng tươi hằng ngày vào sáng, trưa, tối, mỗi lần 1 lát mỏng (khoảng 2 g), sẽ không phải dùng Aspirin.

Ngoài ra tùy theo hình thức sử dụng, gừng có nhiều công dụng khác nhau.

Một số cách sử dụng gừng để trị bệnh

Chữa trúng gió

(Tay chân tê, choáng váng, đột nhiên nói khó, liệt một bên): Gừng sống 40g, đồng tiện 80cc.

Gừng sống giã nát, cho vào một ít nước sôi, vắt lấy nước, hòa với đồng tiện uống lúc đồng tiện còn ấm.

Khí nghịch đưa lên cổ rất dữ làm khó thở...

Gừng sống thắt miếng, ngậm rồi nuốt từ từ xuống là khỏi. Bài này đã kinh nghiệm rất hay

Hoặc khi thấy có đàm vướng cổ, bắt phải tằng hắng khạc cho ra đàm, nhưng đàm dính sát vào cổ, hoặc thấy bụng lạnh, miệng lạt...cũng ngậm như trên sẽ thấy dễ chịu ngay.

Ho lâu ngày không dứt

Dùng 200 gr gừng tươi nấu với 300 gr kẹo mạch nha, cho chín dừ, ăn hết chỗ ấy là khỏi.

Bệnh sán khí (Do nhiều nguyên nhân gây ra bệnh, làm cho ngoại thận đau dữ dội)

Lấy nước cốt gừng, lọc bỏ bã, chừng 1 bát. Vô phòng tắm thật kín gió, tắm làm cho ra mồ hôi khắp mình, rồi ngâm thận nang vào trong bát nước đó, sẽ thấy ở âm nang cắn nhức như kim châm. Tức thì nó sẽ co rút lại. Để lâu chừng 10 phút nó sẽ sưng như quả bầu. Sau đó sẽ co lại bình thường, rồi mồ hôi vàng sẽ theo lỗ chân lông mà ra hết.

Ngoài ra gừng còn dùng để chữa bệnh nứt nẻ da và chứng rụng tóc. Chữa nứt nẻ da bằng cách giã nát gừng và ngâm với rượu, sau 1 tuần bôi vào chỗ nứt nẻ. Chữa rụng tóc và bệnh hói rất hiệu nghiệm: lấy gừng tươi xát lên da đầu mỗi ngày 4 - 5 lần, tóc sẽ mọc lại.

Gừng không những là một gia vị trong bữa ăn mà đồng thời còn là một vị thuốc qui được sử dụng trong dân gian từ xưa đến nay. Ngoài ra gừng còn dùng để pha chế làm mứt và bánh kẹo. Nếu có điều kiện gia đình nào cũng nên trồng gừng để phòng và chữa các bệnh thông thường khi cần thiết.

Sau đây là một số điều cần lưu ý khi dùng gừng:

Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).

Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.

Không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét

Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai.

Gừng khô có tính nóng nên những người có thể tạng nhiệt hoặc đang có các chứng viêm nhiễm không nên dùng.

Người ăn nhiều gừng, lại dùng thời gian lâu có thể sinh ra choét mắt, chảy nước mắt sống...

H.N (tổng hợp)