itaexpress / Tin ITA / Thế giới / Bình luận / EU và Hoa Kỳ vẫn bất đồng ở Bali

EU và Hoa Kỳ vẫn bất đồng ở Bali

Ông Al Gore kêu gọi các nước hãy quyết

định đừng chờ Hoa Kỳ

Các nước công nghiệp tham dự hội nghị LHQ ở Bali về biến đổi khí hậu chưa đi đến một thỏa thuận cho chỉ tiêu bắt buộc để cắt giảm khí nhà kính.

Tuy vậy các nước cũng đã đạt được nhiều thỏa thuận sẽ tiếp tục đàm phán thâu đêm.

Nhiều điểm trong cái gọi là lộ trình hậu Bali đã được đồng ý như các nước giài chịu giúp tài chính và kỹ thuật cho các nước nghèo hơn thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các nước giàu cũng đồng ý trả tiền cho nước nào giảm phá rừng, là cách nhanh nhất để giảm khí nhà kính.

Nhưng Liên hiệp Âu châu và Hoa Kỳ vẫn không đồng ý được về chỉ tiêu bắt buộc để cắt giảm từ 25-40% khí nhà kính trong vòng 10 năm tới.

Đây là một thách thức rất lớn.

Ủy viên môi trường của EU, ông Satvros Dimas nói cần phân biệt rõ trách nhiệm giữa các nước phát triển và đang phát triển.

"Cả EU lẫn tôi đều không nghĩ rằng các nước đang phát triển có thể chấp nhận một cách tiếp cận mà không có sự phân biệt về trách nhiệm. Tôi lạc quan là chúng ta có thể đồng ý cho một lộ trình có thể chấp nhận được."

"Nhưng các nước giàu không còn nhiều thời gian để hoàn thành trách nhiệm của họ. Tôi hy vọng Bali sẽ đi vào lịch sử như khởi điểm của một thỏa thuận toàn cầu giúp chúng ta đối phó một cách hữu hiệu với thách thức của biến đổi khí hậu."

Cựu phó tổng thống Mỹ, Al Gore, người được trao giải Nobel hòa bình nhờ công trạng bảo vệ môi trường, nhìn nhận trước hội nghị rằng nước ông gây cản trở cho các cuộc đàm phán.

Nhưng ông kêu gọi các nước hãy cứ đưa ra những quyết định cần thiết vì lập trường của Washington sẽ thay đổi khi có chính phủ mới.

Thị trưởng thành phố New York, Michael Bloomberg nói với cử tọa thành phố của ông ủng hộ Kyoto.

"Mặc dù chính phủ quốc gia không thông qua Nghị định thư Kyoto nhưng khoảng 700 thành phố ở Mỹ, đại diện cho 80 triệu người Mỹ đã tình nguyện cố gắng đạt các chỉ tiêu của Kyoto, và trong đó có thành phố New York của tôi."

Hoa Kỳ không muốn có chỉ tiêu bắt buộc nào hết và họ cũng đã thành công trong việc loại bỏ một số chỉ tiêu của các nước giàu ra khỏi dự thảo thỏa thuận.

Như vậy cũng đã là quá sức chịu đựng của Washington nhưng tiếng nói của họ càng lúc càng lẻ loi trong chuyện này.

Nay các bên đang tìm cách sửa đổi lời lẽ trong văn bản cuối cùng của thỏa thuận Bali để làm sao không ai bị mất mặt.

Theo BBC