itaexpress / Tin ITA / Thế giới / Bình luận / Hạn chót đàm phán Kosovo sắp hết

Hạn chót đàm phán Kosovo sắp hết

Quân Nato vẫn hiện diện ở Kosovo

nhằm bảo vệ các cộng đồng Serbia

Hạn chót cho thỏa thuận về tương lai Kosovo sắp hết sau nhiều tháng đàm phán nhưng không phá vỡ được thế bế tắc về số phận của khu vực này.

Kosovo hiện vẫn là một tỉnh của Serbia, nhưng lãnh đạo thiểu số Albania tại đó đe dọa sẽ đơn phương tuyên bố độc lập sau khi hạn chót qua đi.

Do quan ngại về phản ứng bạo lực của người Serbia, Nato cho biết vẫn sẽ giữ 16 nghìn quân ở Kosovo nhằm ngăn chặn bất cứ một cuộc đụng độ nào.

Ngoại trưởng các nước thuộc Liên minh châu Âu thảo luận vấn đề Kosovo trước một hội nghị thượng đỉnh của khối này.

EU chia rẽ

Nhà trung gian EU về vấn đề Kosovo, Wolfgang Ischinger, sẽ trao đổi với các ngoại trưởng trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh ở Brussels vào thứ sáu tới.

Các nước thành viên EU hiện bị chia rẽ về việc có hay không chấp nhận tuyên bố độc lập của Kosovo.

Ngoại trưởng các nước Anh, Pháp, Đức và Italy đã viết thư cho các nước khác trong EU hôm thứ sáu tuần trước, kêu gọi họ tôn trọng các cam kết đối với vấn đề Kosovo, cho dù lá thư không thể hiện rõ rệt việc ủng hộ một Kosovo độc lập.

Phong trào ly khai vẫn còn hiện diện tại một số quốc gia EU nên có quan ngại rằng việc chấp nhận Kosovo độc lập sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm.

Lãnh đạo gốc Albania ở Kosovo
không muốn gì ngoài độc lập

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã đặt ra thời hạn chót là ngày 10.12 cho EU, Mỹ và Nga nhằm trung gian cho một thỏa thuận giữa Kosovo và Serbia, nhưng các cuộc đàm phán đều thất bại.

BBC có được một báo cáo, trong đó nhóm ba bên trung gian nói: “Sau 120 ngày đàm phán căng thẳng, các bên vẫn không đạt được một thỏa thuận về quy chế đối với Kosovo”.

Báo cáo kết luận: "Chưa bên nào chịu thừa nhận quan điểm rõ ràng đối với câu hỏi về chủ quyền Kosovo”. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh yêu cầu của Matxcơva, theo đó các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục sau ngày thứ hai.

Lo ngại bạo lực

Đặc sứ Liên Hợp Quốc tại Kosovo, Martti Ahtisaari, đã đề xuất trao cho Kosovo “sự độc lập có kiểm soát”.

Kế hoạch đã được người thiểu số Albania chấp thuận đồng nghĩa với việc các tổ chức quốc tế sẽ dần dần đưa thể chế Kosovo tới độc lập, trong khi vẫn đảm bảo quyền lợi và quyền sở hữu của người thiểu số Serbia.

Nhưng Serbia đã bác bỏ đề xuất đó, lo ngại rằng sự phân biệt đối xử với người thiểu số Seriba sẽ không bị trừng phạt một khi Kosovo độc lập.

Nato bị chỉ trích sau khi tổ chức này không ngăn chặn các cuộc bạo lọan do người thiểu số Albania tiến hành năm 2004, theo đó người Serbia bị tấn công. 19 người chết trong cuộc bạo loạn đó.

Về mặt kỹ thuật Kosovo là một phần của Serbia, nhưng vùng này vẫn chịu sự quản lý của Liên Hợp Quốc trong vòng tám năm qua.

Theo BBC