itaexpress / Tin ITA / Thế giới / Bình luận / Tương lai của năng lượng (phần 2)

Tương lai của năng lượng (phần 2)

Cuộc bùng nổ công nghệ tương lai có thể dựa trên nguồn năng lượng thay thế, nhưng loại công nghệ nào sẽ lên ngôi?

Một ước vọng vượt lên những giấc mơ tham lam

Thị trường dành cho năng lượng thì bao la. Hiện nay, dân số của thế giới tiêu thụ khoảng 12 terawatt điện (1 terawatt = 1.000 gigawatt, và 1 gigawatt tương đương với công suất của một nhà máy nhiệt điện cực lớn). Theo John Doerr, một nhà tư bản mạo hiểm chuyên về công nghiệp, nếu tính ra kinh tế thì nó tương đương với 6 nghìn tỷ Mỹ kim/năm, tức khoảng 1/10 sản lượng kinh tế thế giới. Và vào năm 2015, mức tiêu thụ năng lượng của thế giới có thể tăng lên đến 30 terawatt.

Quy mô là một trong những khác biệt quan trọng giữa cuộc bùng nổ năng lượng sắp diễn ra, nếu nó được vật chất hóa, và những cuộc bùng nổ năng lượng trước đây – đặc biệt là các cuộc bùng nổ lệ thuộc vào công nghệ thông tin, một thị trường được ước lượng chỉ mới hàng trăm tỷ Mỹ kim. Một sự khác biệt nữa đó là các công nghệ thông tin mới mẻ có khuynh hướng đột phá, buộc phải có sự thay đổi thiết bị hiện hành, trong khi, chẳng hạn, việc xây dựng các nhà máy năng luợng gió không nhất thiết là đóng cửa các nhà máy nhiệt điện.

Vì cả hai lý do này, bất kỳ chuyển đổi nào từ nền kinh tế nhiên liệu hóa thạch sang nền kinh tế năng lượng tái sinh, năng lượng thay thế, và năng lượng xanh – gọi theo cách nào mà bạn muốn – đều có thể chậm, bởi vì những thay đổi tương tự như vậy đã từng diễn ra trong quá khứ (xem biểu đồ minh họa kế bên). Nói cách khác, quy mô của thị trường tạo ra những cơ hội cho các loại năng lượng thay thế đang ở mức thấp và sau đó chuyển sang nguồn năng lượng chính, như đang xẩy ra với năng lượng gió hiện nay. Và một số công nghệ năng lượng thật sự có khả năng đột phá. Ví dụ, chi phí để nạp đầy điện cho những loại xe hơi chạy kết hợp xăng điện (plug-in cars) tương đương với một lít dầu giá 25 xu Mỹ. Điều đó sẽ làm xáo trộn cho các ngành công nghiệp dầu hỏa, sản xuất xe hơi và điện.

Sự đổi mới tạm ngừng trong một vài thập kỷ qua cũng tạo ra nhiều cơ hội cho sự nhảy cóc về công nghệ. Thật vậy, lãnh vực năng lượng không bùng nổ nhiều như công nghệ sinh học, công nghệ na nô, các ứng dụng công nghiệp mà chúng cần để tăng trưởng là cực kỳ lớn, và ba cuộc bùng nổ đầy tham vọng này sẽ sáp nhập thành một.

Vì thế khả năng nắm bắt lại các cơ hội tốt đã khiến cho những thành viên nổi tiếng phát minh ra “technorati” (công cụ sử dụng để tìm kiếm blog trên mạng internet - ND) vượt ra khỏi ranh giới nhỏ hẹp vào thời trai trẻ của họ ở Woodside, California. Năng lượng đã trở thành lãnh vực siêu hấp dẫn. Elon Musk, đồng sáng lập PayPal, đã phát triển một loại xe hơi chạy bằng bin. Larry Page và Sergey Brin, những nhà sáng lập Google, đã bắt đầu một công ty Google.org, với mục đích tìm kiếm các giải pháp để chế tạo năng lượng tái sinh rẻ hơn than [điều mà họ mô tả trong mục RE<C trên trang này (xem www.google.org)].

Vinod Khosla, một trong những nhà sáng lập Sun Microsystems, đang chuyển sang một nhà tư bản mạo hiểm hướng về năng lượng tái sinh, giống như Robert Metcalfe, người đã phát minh ra hệ thống ethernet, được dùng để kết nối máy tính với nhau trong các mạng nội bộ, và ông Doerr, người làm việc tại Kleiner Perkins Caufield & Byers, một trong những hãng đầu tư mạo hiểm nổi tiếng nhất ở Thung lũng Silicon.

Sự quan tâm mới mẻ về năng lượng đang mang lại hàng loạt ý tưởng, trong đó có một số ý tưởng sáng sủa, một số gàn dở, khiến người ta nhớ lại thời kỳ bùng nổ dotcom (các trang web thương mại điện tử mọc lên như nấm – ND). Như đã xẩy ra trong cuộc bùng nổ này, hầu hết các ý tưởng đó đều là con số 0. Nhưng trong số đó đã xuất hiện những tên tuổi lừng danh như Paypal hoặc Google hay Sun.

Có nhiều công ty truyền thống cũng đang tỏ ra quan tâm đến ngành năng lượng. General Electric (GE), một hãng kỹ thuật lớn của Mỹ, đang phát triển mạnh việc kinh doanh tua bin gió và hướng về kinh doanh năng lượng mặt trời. Các nhà nghiên cứu năng lượng thuộc các phòng thí nghiệm của hãng này ở Schenectady, New York, yêu thích nhiều về sự tự do tri thức có liên hệ với các hãng mới bắt đầu triển khai, đã phối kết với nhau qua sự cam kết ủng hộ tiền bạc.

Đồng thời, BP và Shell, hai công ty dầu khí lớn nhất thế giới, đang tài trợ cho các nhà nghiên cứu học thuật và các công ty nhỏ mới lập có những ý tưởng khả thi, giống như hãng DuPont, một trong những công ty hóa chất lớn nhất, đang làm. Tuy vậy, không phải ai cũng đều tham gia. Exxon Mobil, một trong các công ty dầu khí lớn nhất không do chính phủ kiểm soát, vẫn còn đứng ngoài cuộc chơi. Nhưng tại các cuộc họp ban giám đốc, các loại năng lượng tái sinh không còn được xem như một cách thức khiến cho các nhà môi trường đứng đằng sau những công ty này nữa.

Một số người than rằng nhiều loại năng lượng tái sinh phụ thuộc vào tiền trợ cấp hoặc những hình thức đối đãi đặc biệt để duy trì khả năng sống còn của chúng. Xét về hình thức, điều đó là đúng. Nhưng khi xem xét sâu hơn, toàn bộ khu vực năng lượng này đều được gắn liền với các khoản tiền trợ cấp, dù công khai hay kín đáo, thì các chi phí đó đều không được giải thích một cách hợp lý.

Nhờ công việc của những người như Boyden Gray, cựu cố vấn cho Nhà Trắng, mà ông Woolsey đánh giá rằng các công ty dầu khí của Mỹ hàng năm nhận được sự đối đãi của chính phủ trị giá hơn 250 tỷ Mỹ kim. Và Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), một nhóm chuyên gia khoa học của Liên Hợp Quốc, cho rằng cần phải đánh thuế vào các loại nhiên liệu hóa thạch với mức từ 20 đến 50 Mỹ kim cho mỗi tấn cácbonic mà chúng thải ra để khắc phục những hậu quả môi trường.

Chính vì thế, các khoản tiền trợ cấp và sự ủy thác cho các nguồn năng lượng tái sinh như tua bin gió thường chỉ cân bằng cuộc chơi mà thôi. Thật vậy, một số khoản tiền trợ cấp làm cho thị trường chao đảo tùy tiện: Ví dụ những khoản tiền đó vẫn được trợ cấp cho ngành công nghiệp năng lượng mặt trời ở Đức, cho nông dân trồng ngô để chế tạo khí ethanol ở Mỹ khi mà việc chiết xuất khí ethanol từ cây mía ở Brazil lại quá rẻ. Những khoản trợ cấp khác, chẳng hạn cho nhu cầu sản xuất điện từ các nguồn nhiên liệu không phải hóa thạch, không hề dành cho những người thành công nổi bật về công nghệ. Chúng chỉ tác động để kích thích sự đổi mới qua việc đảm bảo một thị trường cho những thứ thực sự vận hành.

Nếu thế giới này dựa trên lý trí, thì tất cả các biện pháp đó sẽ bị quét sạch và được thay thế bởi một khoản thuế phù hợp về các bon – như đang bắt đầu xẩy ra ở Châu Âu, nơi giá cả đã đạt được nhờ hệ thống cho phép thương mại hóa lượng khí thải cắt giảm (cap-and-trade system) đang được giới thiệu gần giống với đề xuất của IPCC. Nếu điều đó xẩy ra, điện được sản xuất từ gió sẽ cạnh tranh với các nhiên liệu hóa thạch và những thứ khác sẽ đến hồi kết. Nếu không xẩy ra, việc đối xử đặc biệt dành cho năng lượng tái sinh có thể là chọn lựa ít xấu nhất – mặc dù những biện pháp đó cần phải được thông qua theo những cách thức vừa không ủng hộ cho những người đang nắm quyền vừa không ủng hộ cho những cách thức đặc thù để thực hiện những điều đó, và cần phải rút lui khi chúng không còn cần thiết nữa.

Thế giới nghèo cũng trở nên xanh sạch hơn

Ít nhất, đó là quan điểm từ thế giới giàu có. Dù nghèo hơn, nhưng những nước đang phát triển nhanh chóng cũng đang quan tâm đến các nguồn năng lượng tái sinh, cho dù những khẳng định này trái ngược với các chính trị gia và thương gia phương Tây. Việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện ở Trung Quốc với một tỷ lệ gia tăng chóng mặt là một sự thật. Không những nước này còn có khả năng sản xuất năng lượng từ gió, được dự đoán sẽ tăng 2/3 năm nay, mà còn là nhà sản xuất tấm thu năng lượng mặt trời (solar panel) đứng thứ nhì thế giới, đó là chưa kể số lượng lớn nhất về máy nước nóng chạy bằng năng lượng mặt trời đặt trên nóc nhà.

Trong lúc đó, Brazil là nước sở hữu ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học lớn thứ nhì thế giới (sau Hoa Kỳ) và tiết kiệm nhất, cung cấp được 40% nhiên liệu tiêu thụ cho xe hơi của nước này và sẽ sớm tăng lên 15% (số nhiên liệu này được thu từ việc đốt xác cây mía). Nam Phi cũng đang nỗ lực dẫn đầu để phát triển một lò phản ứng hạt nhân mới, đơn giản và an toàn. Những nước này cũng như các nước khác chuẩn bị để thay thế các loại nhiên liệu hóa thạch. Họ sẽ sản xuất năng lượng ở nơi đâu mà họ có thể. Vì vậy nếu các nguồn năng lượng tái sinh và năng lượng thay thế có thể cạnh tranh về giá cả, thì cả thế giới nghèo và thế giới giàu sẽ đón nhận chúng.

Tuy nhiên, điều đó đòi hỏi sự đổi mới. Sự đổi mới đó có lẽ xuất phát từ các phòng thí nghiệm của các nước giàu có. Tại một cuộc hội thảo ở Trường Đại học Columbia, do tạp chí The Economist phối hợp tổ chức, ông Khosla đã bảo vệ lời khẳng định này khi phát biểu, “Hoa Kỳ sẽ giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu”. Nhà tư bản mạo hiểm người California còn tranh luận rằng nếu các loại năng lương thay thế rẻ hơn nhiên liệu hóa thạch được phát triển, thì thế giới sẽ sử dụng chúng. Ông còn khẳng định rằng sự đổi mới để tạo ra các loại năng lượng thay thế này sẽ xuất phát hầu như hoàn toàn từvnước Mỹ.

Nhưng ông đã sai khi điều này xẩy đến. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là ông ấy sai. Cần có nhiều terawatt để vận hành và cần phải có nhiều tiền để thực hiện. Nếu hành tinh này vô tình được cứu bằng cách này thì mọi việc đều trở thành điều tốt đẹp.

Hết

Thao Nguyễn (theo The Economist)