itaexpress / Tin ITA / Thế giới / Tin tức / An ninh đã được xiết chặt thêm tại Tây Tạng

An ninh đã được xiết chặt thêm tại Tây Tạng

Xe tăng Trung Quốc tuần tra với số đông

ở Lhasa hôm Chủ Nhật

Chính quyền Trung quốc loan báo trật tự nói chung đã được tái lập tại thủ phủ Lhasa của Tây Tạng, sau nhiều vụ bạo động mà một vài tin nói rằng có hàng chục người đã bị giết chết.

Cảnh sát võ trang hùng hậu đã đi tuần tra trên đường phố, trong lúc các toán nhân viên vệ sinh đã bắt đầu dọn dẹp đường phố ngổn ngang xác xe hợi bị đốt cháy trong vụ biểu tình chống Trung quốc hôm thứ Sáu.

Một người dân địa phương xin được dấu tên đã cho biết các phái viên biết là ông vẫn còn chưa hoàng hồn vì các cuộc biểu tình trong thành phố.

Tất cả các người ngoại quốc đuợc khuyến cáo nên rời Lhasa, và chính quyền nhưng cấp giấy phép cho khách viếng thăm thành phố này.

Đài truyền hình nhà nước Trung quốc đã chiếu nhiều cảnh tượng đổ nát trên đường phố và luôn cảnh mà chính quyền Trung quốc gọi là sinh hoạt đời sống đã trở lại bình thường tại Lhasa, nhưng chính quyền không có đề cập gì tới các vụ biểu tình bài trung quốc khác tại các tỉnh có đông người Tây Tạng sinh sống.

Xóa sạch văn hóa

Đức Đại Lai Lạt Ma, lảnh tụ tinh thần của người Tây Tạng hiện sống lưu vong đã kêu gọi quốc tế điều tra về việc mà ngài gọi là một vụ " xóa sạch văn hóa" do người Hoa tiến hành trên đất mẹ của ngài.

Ngỏ lời từ ngôi chùa tại thành phố Dharamshala ở mạn bắc của Ấn Độ, ngài nói rằng ngài cảm thấy bó tay và quan ngại trước thời hạn chót mà Trung quốc buộc những người biểu tình phải đầu hàng.

Khi đêm xuống thành phố Dharamshala, các người Tây Tạng sống lưu vong đã thắp nến và cầu kinh để đánh dấu cuộc xung đột này.

Ít nhất 80 thương vong

Các phụ tá của Ngài nói rằng họ được tin là có 80 người đã bị giết chết trong các vụ bạo động, trong số này có 26 người đã bị giết chết gần một nhà tù ở vùng ngoại ô của Lhasa hôm thứ Bảy.

Các quan chức Tây Tạng ở Ấn Độ nói số người bị chết đã được vài nguồn xác nhận cho dù chính phủ Trung Quốc nói chỉ có mười người chết.

Hãng truyền hình Hong Kong Cable đưa tin khoảng 200 xe với mỗi xe mang theo từ 40-60 lính có vũ trang đã tiến vào thành phố.

Loa phóng thanh phát đi các thông điệp như: ''Phân biệt thù và bạn, hãy giữ trật tự.''

BBC được biết những quân nhân đang nghỉ phép ở tỉnh Thành Đô lân cận đã được gọi trở lại và sẵn sàng nhận lệnh.

Tây Tạng (Tibet) trên Bản Đồ

Một sinh viên Canada 23 tuổi ở Lhasa nói với hãng AP: ''Cả thành phố gần như đã bị đóng cửa.''

Vụ trấn áp của Trung Quốc diễn ra sau khi có bạo động hôm thứ Sáu theo sau một tuần biểu tình ôn hòa.

Hãng Thông Tấn Trung Quốc Tân Hoa Xã nói mười người chết hôm thứ Sáu trong đó có cả các doanh gia mà hãng này nói bị ''đốt chết''.

Nhưng chính phủ Tây Tạng lưu vong nói người ta đếm được ít nhất 80 xác chết bao gồm cả 26 người chết ở gần nhà tù Dratchi ở Lhasa hôm thứ Bẩy.

Những xác người khác được phát hiện ở gần Chùa Ramoche, một đền thờ Hồi giáo và một nhà thờ ở Lhasa, theo ông Tenzin Taklha, trợ lý cao cấp cho Đức Đạt Lai Lạt Ma.

''Tin tức này chúng tôi nhận được từ họ hàng, từ những người của chúng tôi ở Tây Tạng và từ các mối liên hệ với bên an ninh. Tin này đã được xác nhận nhiều lần,'' ông nói.

Thời hạn đầu hàng

Chính quyền Tây Tạng trước đó đã lệnh cho người biểu tình chống Trung Quốc phải đầu hàng vào thứ Hai tuần tới.

“Âm mưu của những kẻ muốn ly khai sẽ thất bại”, người đứng đầu chính quyền Tây Tạng cảnh báo như vậy trong khi các cuộc bạo loạn tiếp diễn thêm một ngày nữa tại thủ phủ Lhasa.

Người đứng đầu chính quyền Tây Tạng, ông Qiangba Puncog, đã lên án “âm mưu của những kẻ đòi ly khai”.

Ông cũng nói rằng cảnh sát không hề xả súng kể từ khi các cuộc bạo loạn nổ ra.

Quan chức cho Tân Hoa Xã biết rằng những người chết hôm thứ sáu là “những dân thường vô tội”, trong đó có nhân viên khách sạn và chủ cửa hàng.

Tuy nhiên, một người Tây Tạng ở Lhasa nói với Reuters hôm thứ bảy: “Nếu máu có đổ hôm nay, đó sẽ là máu của chúng tôi”.

Chính quyền được dự báo sẽ không để lặp lại
những gì xảy ra hôm thứ sáu

Các nước phương Tây đã bày tỏ quan ngại về các cuộc đụng độ, và quan chức Mỹ kêu gọi Trung Quốc hành động kiềm chế.

Cuộc bạo loạn tồi tệ nhất ở Tây Tạng kể từ năm 1989 tiếp diễn sang ngày thứ năm bắt nguồn từ các cuộc biểu tình ôn hòa hồi đầu tuần nhằm kỷ niệm cuộc nổi dậy chống Trung Quốc năm 1959.

Theo BBC