itaexpress / Tin ITA / Thế giới / Tin tức / Indonesia cân nhắc rút khỏi OPEC

Indonesia cân nhắc rút khỏi OPEC

Indonesia gia nhập OPEC từ năm 1962,

là đại diện duy nhất của khu vực Đông

Nam Á tại tổ chức này (ảnh: BBC)

Tại Đại hội phát triển đất nước Indonesia tổ chức ngày 06/5/2008 ở Giacata, Tổng thống Indonesia biểu thị, Chính phủ Indonesia xuất phát từ lợi ích quốc gia, đang cân nhắc rủi khỏi Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Bộ trưởng Bộ năng lượng Indonesia cũng bày tỏ, do hội phí năm nay đã đóng, sớm nhất Indonesia sẽ rút khỏi OPEC vào năm 2009.

OPEC thành lập vào năm 1960, Indonesia tham gia vào tổ chức này 2 năm sau đó, là một trong những quốc gia thành viên sớm nhất của OPEC. Trong các quốc gia thành viên của OPEC, Indonesia là quốc gia Châu Á duy nhất. Còn tại sao rút khỏi OPEC, nguyên nhân rất đơn giản: Đúng như tổng thống Indonesia nói, từ lâu Indonesia đã không phải là nước xuất khẩu dầu mỏ, mà là nước nhập khẩu dầu mỏ.

Do thiếu đầu tư có hiệu quả, thiết bị khai thác dầu mỏ của Indonesia ngày càng lạc hậu, năng lực khai thác, luyện dầu không ngừng giảm xuống. Tổng thống Indonesia trong bài phát biểu trên truyền hình toàn quốc ngày 06 đã nói: “Giếng dầu của chúng ta đang cạn, hiện nay chúng ta là quốc gia nhập khẩu dầu mỏ, sản lượng dầu mỏ/ngày đã giảm xuống chưa đến 1 triệu thùng”. Giữa thập niên 90 thế kỷ trước, sản lượng dầu mỏ của Indonesia từng đạt đến 1,5 – 1,6 triệu thùng/ngày, nhưng sau đó giảm dần xuống. Năm ngoái, sản lượng dầu thô của Indonesia đã giảm xuống 962 ngàn thùng/ngày, hơn nữa theo tính toán của chính phủ Indonesia, năm nay sản lượng này sẽ giảm thêm một bước nữa chỉ còn 950 ngàn thùng/ngày. Là thành viên của OPEC, mức dầu thô sản xuất /ngày của Indonesia là 1,3 triệu thùng.

Chính sách hỗ trợ dầu khí thực hiện trong một thời gian dài khiến nhu cầu dầu khí trên thị trường trong nước Indonesia tăng mạnh. Do hệ thống giao thông công cộng của Indonesia kém phát triển, xe máy trở thành phương tiện chủ yếu trong việc đi lại, sinh hoạt của người dân Indonesia, còn có một số người lái xe riêng. Tư liệu cho thấy, từ năm 2000 – 2007, lượng xe máy của Indonesia đã tăng lên 125%, đến cuối năm ngoái, tổng lượng đạt 23,7 triệu chiếc. Quý 1 năm nay, lượng tiêu thụ xe máy của Indonesia lại tăng lên 28,6% so với cùng kỳ, lượng tiêu thụ xe ô tô tăng 60,5% so với cùng kỳ. Trong tình hình này, Indonesia không thể không nhập khẩu dầu mỏ. Số liệu cho thấy, đến năm 2005, lượng dầu mỏ nhập khẩu của Indonesia đã ở mức 60.000 thùng/ngày.

Gần đây, giá dầu quốc tế tăng mạnh trên 120 USD/thùng, mức giá này cao gấp đôi so với mức giá dự tính của tổng dự toán thu chi quốc gia Indonesia năm 2008, điều này có nghĩa chính phủ Indonesia có thể phải cần đến 13,77 tỷ USD để bù đắp giá nhiên liệu trong năm nay, tương đương với 13% ngân sách hàng năm của Indonesia. Khoản chi phí bù đắp cho nhiên liệu phình to, thâm hụt tài chính tăng thêm, gây nên áp lực tài chính khó gánh vác cho chính phủ Indonesia.

Hiện thực nghiêm trọng này khiến Chính phủ Indonesia phải áp dụng biện pháp bảo vệ “an toàn ngân sách”, bao gồm nâng cao tỷ lệ thâm hụt trong ngân sách từ 2,1% GDP lên 2,5%, đồng thời giảm thấp lượng tiêu thụ nhiên liệu của toàn quốc, và nhiệm vụ cấp bách trước mắt là tăng giá nhiên liệu một cách hợp lý. Gần đây Chính phủ Indonesia cho biết, sẽ cân nhắc tăng giá nhiên liệu 20 – 30%. Biện pháp này sẽ khiến Chính phủ chịu áp lưc xã hội rất lớn, đặc biệt là năm tới lại là năm bầu cử. Do đó, Chính phủ hiện nay phải cân nhắc vấn đề được mất lòng dân.

Theo môt phân tích, nhìn từ sản lượng dầu mỏ của Indonesia hiện nay thì việc Indonesia rút khỏi OPEC sẽ không gây nên ảnh hưởng gì đối với thị trường dầu mỏ quốc tế. Ngược lại, Indonesia rút khỏi OPEC, nó có thể tránh được tình trạng khó xử là nước nhập khẩu dầu mỏ nhưng phải nộp hội phí cho OPEC.

N.B (Theo Nhân dân nhật báo Trung Quốc)