itaexpress / Tin ITA / Thể thao - Giải trí / Âm nhạc / Thẻ hành nghề biểu diễn: Không ổn

Thẻ hành nghề biểu diễn: Không ổn

Trước đây Bộ VH-TT&DL đã thực hiện cấp thẻ hành nghề biểu diễn. Các nhà quản lý từng quản thẻ, nghệ sĩ từng có thẻ đã lên tiếng về tác dụng của thẻ, hầu hết cho rằng thẻ chỉ nặng hình thức, tăng thủ tục mà không hiệu quả.

Sau bài báo Thẻ hành nghề biểu diễn: nhiều nghệ sĩ phản đối! được đăng trên báo Pháp Luật TP.HCM, ông bầu Huỳnh Anh Tuấn của Sân khấu kịch IDECAF đã chủ động bày tỏ sự ủng hộ, đồng tình cao với ý kiến: “Thẻ hành nghề biểu diễn sẽ làm nặng nề thêm thủ tục hành chính” của Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch TP.HCM Võ Trọng Nam.

Rất cực mà chẳng để làm gì

Ông Tuấn nói: “Ngay lầ n cấp thẻ trướ c đây tôi đã thấy chuyện này không ổn. Với người làm công việc tổ chức biểu diễn như tôi, thẻ này gây lắm nhiêu khê, rối rắm từ A đến Z. Một chương trình chúng tôi làm có thể quy tụ cả trăm diễn viên chính, diễn viên phụ, diễn viên quần chúng, đến các nhóm múa, cascadeur, diễn viên thiếu nhi…, nếu đòi hỏi ai cũng phải có thẻ hành nghề thì đúng là khủng khiếp. Trong khi đó nội dung, hình thức diễn thế nào cơ quan văn hóa đã duyệt rồi.... Nếu nghệ sĩ vi phạm, nhà quản lý chỉ cần phạt nặng, phạt nghiêm bên cạnh việc quản lý khoa học hơn là có hiệu quả. Ra thêm chiếc thẻ hành nghề, đó chỉ là một loại giấy phép con không cần thiết, một cách đẩy cái khó về người dân khi ngành quản lý yếu kém”.

Ông Chi Lăng, người làm ngoại vụ cho nhiều bầu show ca nhạc lớn, tâm tư: “Hồi cấp thẻ lầ n trướ c nói thiệt là tụi tôi rất cực mà chẳng để làm gì. Mỗi lần đi xin phép chương trình phải ôm theo cả đống giấy tờ. Mình khổ vì sợ mất mà nghệ sĩ cũng sợ mất khi giao cái thẻ hành nghề biểu diễn. Nhưng giấy đó cũng cho có vậy thôi không giú p gì cho việ c quả n lý vì nguyên chương trình diễn tiết mục gì, ai biểu diễn cũng phải xin phép và được duyệt”.

“Không xi nhê gì”!

Có một thực tế rất đáng ghi nhận là đang có rất nhiều bức xúc về tình trạng xô bồ của không ít cá nhân nghệ sĩ hoặ c ngườ i lợi dụng danh nghĩa nghệ sĩ, tự xưng là nghệ sĩ. Một số nghệ sĩ ủng hộ việc có một hình thức để phân biệt giữa nghệ sĩ đích thực với nghệ sĩ dỏm, dựa vào xì căng đan để kiếm tiền. Tuy nhiên, nế u xem chiếc thẻ là công cụ quản lý để dẹp tệ nạn hát nhép, lộ hàng, xì căng đan thì ngay chính các nghệ sĩ này cũ ng băn khoăn. Nghệ sĩ Khánh Hoàng - Giám đốc Nhà hát kịch TP.HCM nói: “Tôi vẫn giữ chiếc thẻ được cấp từ nhiều năm trước như một niềm vui có cái chứng nhận mình là người làm nghề thứ thiệt. Nhưng cái thẻ này chỉ là hình thức, mang ý nghĩa tinh thần thế thôi, chứ tôi thấy nó không thay đổi, giải quyết được gì”.

Nghệ sĩ Xuân Hương trào lộng: “Chắc là mấy ông quản lý nhìn xa trông rộng nên thấy được tầm vĩ mô của chiếc thẻ hành nghề biểu diễn nên biểu làm. Chuyện này không có gì mới, bởi hồi nẳm cũng có làm rồi. Nhưng sau đó nghệ sĩ cũng mạnh ai nấy tự bươn chải lo kiếm sống. Ai muốn học hỏi nâng cao kiến thức nghề nghiệp cứ tự thân vận động. Ai muốn hát nhép thì cứ hát nhép. Ai muốn lộ hàng cỡ nào thì cứ lộ. Bởi vậy, nghệ sĩ quèn như tui hổng thấy được tầm vĩ mô nên chỉ thấy có thẻ hay không có thẻ cũng không xi nhê gì”...

Luật nghiêm, xử đúng không cần thẻ

Nhắc lại câu chuyện về cấp thẻ biểu diễn, từ năm 2003 các địa phương bắt đầu thực hiện cấp thẻ. Thế nhưng đến năm 2004 có Quyết định 47/2004/QĐ-BVHTT, bỏ việc cấp thẻ vì lúc đấy các cơ quan rà soát thủ tục hành chính cho rằng đây là “giấy phép con”. Nếu như bây giờ muốn cấp thẻ thì đầu tiên, Cục Nghệ thuật biểu diễn nên tổng kết kinh nghiệm của việc cấp thẻ giai đoạn 2003-2004 như thế nào, mặt được, mặt mất ra sao. Trên cơ sở đó đánh giá lại, cân nhắc xem nên hay không nên tái cấp thẻ.

Thứ hai, Cục nên đánh giá thực trạng biểu diễn, nhất là nạn hát nhép và ăn mặc phản cảm thời gian qua, rà soát xem trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành xem đã có đủ quy định để xử lý hai vấn đề này hay chưa, thực trạng kiểm tra xử lý như thế nào. Lâu nay chúng ta gặp khó là vì quy định mứ c phạt vi phạm chưa tương xứng, chế tài chưa đủ mạnh nên người vi phạm không sợ. Vậy thì cân nhắc xem khắc phục bằng cách nào, có cần tăng chế tài hay không, quản lý bằng thẻ có giúp giảm bớt việc hát nhép và việc ăn mặc phản cảm hay không?

Thứ ba, phải thấy rằng hiện có nhiều mô hình hoạt động biểu diễn, nghệ sĩ tự do hiện nay rất nhiều và không quản lý bằng thẻ cho hết được.

Cá nhân tôi cho rằng cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, chống hát nhép, chống ăn mặc phản cảm, xây dựng khung xử phạt tương xứng, hiệu quả. Còn việc có nên tái cấp thẻ hay không thì cần cân nhắc kỹ.

Năm 2003-2004 tôi là người trực tiếp làm công tác cấp thẻ này nên tôi biết gian nan lắm, tốn kém lắm. Muốn cấp thẻ phải đẻ thêm bộ máy hành chính. Khi đó phải tập huấn, triển khai cho cán bộ. Tuyên truyền, tổ chứ c cho nghệ sĩ học tập để thi cấp thẻ. Phải tậ p huấ n cho cán bộ về tiêu chí phân loại nghệ sĩ, nghệ sĩ nào có giải cuộc thi cấp nào thì được xếp vào loại nào, rồi phân biệt nghệ sĩ chuyên nghiệp, không chuyên nghiệp… Đây lại là việc làm thường xuyên nên cần có bộ máy, cần kinh phí, cần con người để tổ chức thi, kiểm tra. Muốn cấp thẻ nhất định phải tăng biên chế.

Bộ máy hành chính cấp thẻ tốn kém là thế nhưng mang lại lợi ích gì? Đối với nghệ sĩ mà nói thì chỉ khi nào cơ quan quản lý xét thì họ trình thẻ ra thôi. Cái quan trọng khẳng định giá trị của nghệ sĩ là sự đánh giá của công chúng, của người hâm mộ chứ đâu phải ở cái thẻ! Đối với cơ quan quản lý, khi xử lý người vi phạm bằng cách phạt tiề n, cấm biểu diễn, không nhất thiết phải có thẻ hay không. Hiện nay không quản lý bằng thẻ nhưng ta vẫn xử phạt được.

Việc cấp thẻ năm 2003-2004 chỉ có giá trị đối với biểu diễn chuyên nghiệp, còn hát ở phòng trà, quán cà phê thì chỉ quản lý bằng danh mục bài hát đã được cho phép, ai muốn hát thì hát, không xét nhân thân người hát có thẻ hay không.

Ông VÕ TRỌNG NAM, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch

Thẻ không liên quan đến thuế

Theo tôi biế t, trên thế giới không có nước nào cấp thẻ hành nghề cho nghệ sĩ. Bởi biểu diễn là một công việc thiên về cảm xúc, sáng tạo, cảm tính thì không có cái chuẩn nào để đánh giá. Một đứa trẻ chẳng cần cái thẻ nào cũng có thể trở thành một nghệ sĩ đàn thiên tài, một họa sĩ tài ba tự nhiên rồi. Biểu diễn không phải là loại nghề cần thẻ như công việc khoa học cần chuyên môn rõ ràng, chính xác hay những việc liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người, an ninh trật tự xã hội như bác sĩ, lái xe, phi công, chuyên viên xét nghiệm… Điều mà có nghệ sĩ nước ta lầm tưởng là thẻ hành nghề biểu diễn ở Mỹ chỉ là thẻ mã số thuế mà bất kỳ ai, làm bất cứ nghề gì cũng có chứ không phải chỉ riêng nghệ sĩ mới có. Ở nước ta hiện nay ai cũng có một mã số thuế riêng nên chuyện tính thuế hoà n toà n không cần đến thẻ hành nghề nghệ sĩ.

Giám đốc Sân khấu kịch IDECAF HUỲNH ANH TUẤN

HÒA BÌNH/ PL TPHCM