Thông báo của Bộ Tài chính mới đây cho hay, thu ngân sách năm 2013 đã tiệm cận kế hoạch nhờ những chính sách mới trong ba tháng cuối năm, trong đó có việc “lấy lại” cổ tức doanh nghiệp Nhà nước.
Đi lên từ bất động sản, có tiền nhảy vào lĩnh vực khác hoặc ngược lại, kiếm tiền từ lĩnh vực khác rồi đổ tiền vào bất động sản. Chính vì vậy mà không có gì ngạc nhiên khi rất nhiều các doanh nhân lớn ở Việt Nam đều có ít nhiều liên quan tới bất động sản.
Một bài viết của hãng tin CNBC nêu rõ, thị trường chứng khoán Việt Nam đã “qua mặt” các thị trường chứng khoán mới nổi ngang tầm trong năm nay. Hãng tin này cũng nhận định, cùng với việc nền kinh tế có những thay đổi tích cực, xu hướng lên điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục trong năm 2014.
Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được đánh giá là "đã đủ rẻ để mua". Có lẽ, đây là lý do chính cho chuyện cổ đông lớn muốn gia tăng sở hữu tại doanh nghiệp.
Trong năm qua, thị trường chứng khoán (TTCK) lình xình, sụt giảm kéo dài doanh nghiệp khó khăn, nên rất cần cú hích, tạo dấu ấn đột phá cho chứng khoán. Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước, Ủy ban Chứng khoán (UBCK) đã nỗ lực tìm mọi cách, xây dựng cơ chế chính sách mới nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN) niêm yết, thu hút nguồn vốn vào thị trường, kêu gọi đầu tư.
Kinh tế Việt Nam đã thoát đáy trong năm 2013, đồng tiền ổn định và nhiều yếu tố vĩ mô khác đã được cải thiện là điều kiện cần để các nhà đầu tư đổ vốn vào Việt Nam.
Trong lần đầu tiên làm việc với ngành chứng khoán, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng tự nhận mình là "chưa hiểu nhiều về TTCK". TTCK của Việt Nam hoạt động tốt, tăng trưởng tốt, như vậy cần thêm yếu tố truyền thông tốt, để khơi dậy nguồn lực xã hội xây dựng TTCK, nhất là nguồn lực từ DN và nhà đầu tư trong nước.
Tái cấu trúc và quản lý giám sát thị trường chứng khoán theo hướng công khai minh bạch vẫn là mục tiêu xuyên suốt trong các giải pháp điều hành thị trường trong năm 2014 mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đưa ra tại hội nghị tổng kết diễn ra vào sáng ngày 11/12/2013.
Năm 2013, có vẻ yếu tố tài sản đang là đòn bẩy cho rất nhiều CP tăng giá. Nhiều NĐT trước đây vẫn thích nhìn P/E của cổ phiếu, nay chuyển sang quan tâm đến giá trị sổ sách (BV) của công ty.
Mục tiêu tổng quát của thị trường tài chính VN đến 2020 là phát triển đồng bộ các loại thị trường, mở rộng các hình thức hoạt động trên thị trường để động viên các nguồn lực cho phát triển KTXH.