Tính đến hết phiên giao dịch cuối tuần qua, chỉ số VN-Index đã tăng được 19,4% so với mức đóng cửa cuối năm 2013 và đang ở 602,59 điểm. Các chuyên gia đều đánh giá chứng khoán là kênh sinh lời cao nhất từ đầu năm đến nay và cơ hội sắp tới vẫn khá cao cho các nhà đầu tư (NĐT). Tuy nhiên, đầu tư ở thị trường này luôn phải đối mặt với rủi ro mà không phải ai cũng có thể sớm nhận biết.
Hãng tin Bloomberg đưa tin Việt Nam vừa thực hiện thành công đợt phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế lần đầu tiên sau 5 năm trong nỗ lực hoàn trả các khoản nợ vẫn còn tồn tại sau khi vừa được các tổ chức xếp hạng Moody’s và Fitch Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm.
Ngày 6/11/2014, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã huy động được 3.910 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ thông qua đấu thầu. Theo đó, HNX đã tổ chức phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành. Phiên đấu thầu có tổng khối lượng gọi thầu 5.000 tỷ đồng với 3 loại kỳ hạn: 3 năm (2.000 tỷ), 5 năm (2.000 tỷ) và 10 năm (1.000 tỷ).
Lực bán đã suy giảm, tâm lý đầu tư trong ngắn hạn cũng tích cực hơn, tuy nhiên, áp lực điều chỉnh diễn ra ở các mốc kháng cự vẫn khá mạnh cho thấy lực cầu vào thị trường vẫn chưa đủ mạnh. Thanh khoản cũng đang cho dấu hiệu chững lại sau giai đoạn đầu phiên.
Có được động lực tăng điểm mạnh phiên cuối tháng 10, thị trường khởi động tháng 11 với mức tăng trên diện rộng trên cả 2 sàn.
Hàng loạt cổ phiếu nhóm ngành tài chính đua nhau tăng giá khiến 2 sàn tăng điểm.
Năm 2014 có thể nói là một năm "khởi sắc" của thị trường BĐS sau một thời gian dài trầm lắng. Dưới đây là những con số "biết nói" về sự phục hồi của thị trường.
Trong khi trên sàn HNX, khối ngoại vẫn duy trì dòng tiền rót ròng, thì trên HOSE, dòng vốn ngoại hoạt động khá cân bằng. Cụ thể, trên HOSE, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 8.796.630 đơn vị, giá trị 407,13 tỷ đồng, tăng 37,6% về lượng và hơn 107% về giá trị so với phiên trước. Ngược lại, khối này bán ra 9.600.470 đơn vị, giá trị 410,39 tỷ đồng, tăng 112,92% về lượng và 152% về giá trị so với phiên trước.
Sau tháng tăng mạnh, TP. HCM đã công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 với mức giảm 0,03% so với tháng trước. Đáng chú ý, nhóm hàng chiếm trọng số cao nhất là hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã giảm tháng thứ 2 liên tiếp ở mức 0,08% so với tháng trước. Trong đó, lương thực giảm 0,01%, thực phẩm giảm 0,15% và ăn uống ngoài gia đình tiếp tục không đổi so với tháng trước.
Giao dịch nhà đầu tư nước ngoài trong phiên đầu tuần ngày 20/10 vẫn tập trung vào các cổ phiếu bluechip quen thuộc và xu hướng bán ròng tiếp tục được duy trì. Tuy nhiên, áp lực bán đã giảm mạnh trong phiên này khi tổng giá trị bán ròng trên 2 sàn chưa tới 50 tỷ đồng.