Không nước nào "thoát" được ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tại thị trường cho vay thế chấp thứ cấp của Mỹ. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới có thể đạt 4,1%, thấp hơn so với mức 4,9% của năm ngoái. Đó là dự báo mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa công bố.
Kế hoạch kích thích kinh tế trọn gói trị giá 146 tỷ USD do Tổng thống Bush đề xuất đã được Hạ viện Mỹ thông qua ngày 29/1, với tỷ lệ phiếu ủng hộ áp đảo 385/35 phiếu chống.
Xinhua ngày 30/1, Cơ quan Khí tượng Trung Quốc (Trung Quốc) đã nâng cảnh báo lên mức "đỏ", tình trạng tuyết rơi dày đặc tại nhiều vùng từ ngày 12/1 đến nay gây thiệt hại kinh tế khoảng 3 tỷ USD.
Nội bộ lục đục và khủng hoảng kinh tế - xã hội là những nguyên nhân chính dẫn đến việc Chính phủ trung tả cầm quyền ở Italy đã sụp đổ đêm 24/1, khi Thủ tướng R.Prodi chính thức đệ đơn từ chức lên Tổng thống Napolitano, sau khi không vượt qua được cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ở Thượng viện.
Các nhà lãnh đạo kinh tế thế giới dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đang diễn ra tại Davos (Thụy Sĩ) đã kêu gọi giới chức Mỹ cũng như ngân hàng trung ương các nước nỗ lực hơn nữa nhằm tìm giải pháp ngăn chặn nguy cơ nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.
Nền kinh tế Trung Quốc đã gia tăng 11,4% so với năm ngoái, đạt mức tăng trưởng cao nhất kể từ 13 năm qua.
Trước tình trạng gia tăng lo ngại kinh tế Mỹ suy yếu, dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu, Hội đồng Tư vấn Kinh doanh châu Á - Thái Bình Dương (ABAC) đã thảo luận một loạt biện pháp giúp kinh tế thế giới vượt qua bất ổn.
Trong một động thái điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) đã cắt giảm lãi suất từ 4,25% xuống còn 3,5%.
Nền kinh tế Mỹ lúc này giống như một người ốm nặng đang xin đơn thuốc.
Trong bảng xếp hạng hàng năm của Quỹ Heritage và tờ Wall Street Journal (Mỹ) cho thấy, Hồng Kông và Singapore vẫn giữ vị trí số một và số hai về chỉ số tự do kinh tế hàng năm trong năm thứ 14 liên tiếp. Cả hai đều hưởng lợi từ thuế thấp và thương mại tự do.