Theo VSA, sản phẩm thép có chứa nguyên tố hợp kim của Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành thép trong nước. Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) vừa có công văn gửi một loạt các Bộ ngành liên quan bao gồm Bộ Công thương, Bộ tài chính, Bộ Khoa học công nghệ về việc nhập khẩu phôi thép hợp kim từ Trung Quốc.
Việc cùng tham gia TPP được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam và Nhật Bản tận dụng hơn nữa những lợi thế của nhau để hợp tác đôi bên cùng có lợi, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao… Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản 2015 ngày 14/10, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định cam kết sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Chính phủ và các DN Nhật Bản trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, để Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư hấp dẫn.
Cuối phiên họp sáng 13/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 10 của Quốc hội, sẽ khai mạc vào sáng 20/10 tới.
Thoái hết 45,1% vốn Nhà nước tại Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (VNM) là một trong những nội dung chính của văn bản số 1787/TTg-ĐMDN về Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Đầu tư & Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 8-10-2015. Văn bản này được ký bởi Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh và gửi đến cho SCIC ngày thứ Sáu tuần trước.
Trong một bài báo mới đây Wall Street Daily của Mỹ đã miêu tả như vậy với lý do Việt Nam là nước hiếm hoi có tăng trưởng kinh tế cao hơn mức trung bình, còn chứng khoán Việt Nam hiện là thị trường hoạt động tốt nhất Châu Á.
Theo báo cáo thị trường BĐS quý 3/2015 do công ty TNHH Cushman & Wakefield tiến hành khảo sát và vừa công bố, trong quý này có 10.260 căn hộ đã được bán thành công, với giá bán tăng đều ở mọi phân khúc. Theo đó, nguồn cung mới đáng kể cho tất cả các hạng được ra mắt trong quý này, với tổng cộng 4.600 căn hộ (gần 70% tập trung ở các khu vực Đông và Nam) từ 14 dự án mới và hơn 4.000 căn từ 12 dự án đang hoạt động.
Theo đánh giá của hãng tin Bloomberg, Việt Nam có thể là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thỏa thuận thương mại cắt giảm 18.000 loại thuế quan tại 12 quốc gia thành viên. Hãng tin này nói rằng, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam sẽ tăng thêm 11%, tương đương 36 tỷ USD, nhờ TPP trong vòng 10 năm tới. Kim ngạch xuất khẩu có thể tăng thêm 28% trong cùng khoảng thời gian trên khi ngày càng có nhiều công ty chuyển nhà máy tới Việt Nam.
GDP của VN năm 1990 chỉ bằng GDP của Thái Lan những năm 1960. Đến năm 2069 mới bắt kịp năng suất lao động của Thái Lan. Bộ Kế hoạch - đầu tư vừa trình Chính phủ báo cáo thực trạng và giải pháp nâng cao năng suất lao động của Việt Nam. Theo đó, năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2014 đạt 74,7 triệu đồng/lao động, tăng 4,9% so với năm 2013. Bình quân giai đoạn 2005-2014 tăng 3,7% mỗi năm.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị về đẩy mạnh thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, trong đó yêu cầu đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt.
“Thị trường là cơ chế vận hành của nền kinh tế, còn kinh tế tư nhân chính là động lực của nền kinh tế. Nếu như ví nền kinh tế Việt Nam như con tàu cao tốc, thì đường ray chính là kinh tế thị trường, còn đầu máy chính là kinh tế tư nhân”. Đưa ra so sánh trên tại hội thảo “Động lực phát triển kinh tế tư nhân” diễn ra hôm 3/10, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khẳng định.