EU sẽ trừng phạt Iran mạnh tay hơn

Biểu tình phản đối chuyến thăm của tổng thống Mỹ Bush tại Bắc Ailen

Liên minh châu Âu hôm thứ hai đã thông qua các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn với Iran, nhằm vào lĩnh vực xăng dầu và khí đốt. Đây là biện pháp trừng phạt mạnh tay nhất nhằm ngăn cản tham vọng hạt nhân của Teheran.

Các biện pháp cứng rắn được EU đưa ra sau khi Iran từ chối các khoản hỗ trợ kinh tế để đổi lấy việc chấm dứt các chương trình làm giàu Uranium mà chính quyền Tehran khẳng định là dùng để sản xuất điện hạt nhân, tuy nhiên, phương Tây và nhiều nước khác lo ngại nó có thể được dùng để phát triển vũ khí hạt nhân.

Các đồng minh châu Âu của Washington tỏ ra cẩn trọng hơn khi đưa ra các biện pháp trừng phạt Iran do lo ngại sẽ ảnh hưởng đến quan hệ thương mại và năng lượng giữa 2 bên. Tuy nhiên, động thái này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế Iran và kế hoạch tăng xuất khẩu xăng dầu sang châu Âu giữa lúc giá dầu đang tăng ở mức kỷ lục.

Thủ tướng Anh Gordon Brown trong cuộc họp báo gần đây với tổng thống Mỹ Bush tại London khằng định: “Các biện pháp trừng phạt sẽ bắt đầu từ hôm nay. Chúng tôi sẽ có những hành động cần thiết để Iran biết được phương án cần phải lựa chọn.”

Thủ tướng Brown cũng thông báo Anh sẽ đóng băng các tài sản của ngân hàng lớn nhất Iran Melli, các thành viên EU khác cũng sẽ có các biện pháp siết chặt tương tự đối với Iran. Ngân hàng này chỉ hạn chế đầu tư tại châu Âu, và rất có thể chính quyền Iran đã chuẩn bị cho khả năng bị đóng băng tài sản như thế này.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp xăng dầu khổng lồ của Iran sẽ chịu tác động nặng nề.

Nền kinh tế bất ổn của Iran do ảnh hưởng bởi lạm phát thường xuyên và nạn thất nghiệp đang rất cần ngoại tệ từ xuất khẩu xăng dầu, chủ yếu các thị trường phương Tây mặc dù nước này đang quan tâm tới nhu cầu đang tăng ở châu Á.

Cùng lúc, Iran cũng phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài và công nghệ dầu và khí đốt. Hơn 80% nguồn thu của Iran là từ xuất khẩu dầu và Iran đứng thứ 2 trên thế giới về dữ trữ khí đốt.

“Các biện pháp trừng phạt mới này sẽ gây rất nhiều áp lực và thiệt hại cho Iran, nhưng vào thời điểm này Iran có thể sẽ từ bỏ chương trình làm giàu Uranium.”Một chuyên gia về các vấn đề Iran của trường đại học Syracuse phát biểu.

Liên minh châu Âu vẫn chưa chính thức thông báo biện pháp trừng phạt mới nào, nhưng thủ tướng Brown khẳng định EU sẽ đồng ý. Một quan chức cấp cao của Anh dấu tên cho biết các biện pháp trừng phạt mới sẽ chính thức được thông qua trong vài ngày tới.

Giá dầu thô đã đạt mức kỷ lục 139,89 USD/1 thùng trên sàn giao dịch New York trước khi giảm xuống 134,51 USD/1 thùng. Giá ga bán lẻ dã tăng lên mức kỷ lục 4,08 USD/1 gallon (3,79 lít).

Chuyên gia phân tích Phil Flynn từ công ty Alaron tại Chicago cho rằng các biện pháp cấm vận này sẽ đẩy giá dầu lên cao hơn do Iran có thể trả đũa bằng việc sẽ dừng xuất dầu ra thị trường thế giới hoặc chặn eo biển Hormuz, nơi các tàu trở dầu rời vùng Vịnh.

Các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt nhất lần này đối với Iran được đưa ra tiếp sau 3 biện pháp trừng phạt của Hội đồng bảo an LHQ, tuy nhiên, Iran đã phớt lờ và vẫn đang tiếp tục chương trình làm giàu Uranium.

Một chuyên gia phân tích khác cho rằng việc nhằm vào ngân hàng Melli khó có thể làm Tehran thay đổi.

“Người Iran chắc chắn đã dự liệu điều này xảy ra và đã chuẩn bị phương án đối phó. Trừ khi các nước châu Âu xúc tiến những biện pháp trừng phạt mạnh hơn, nếu không những biện pháp này sẽ rất có thể sẽ thất bại”.

Báo Shahrvand Emrouz cho biết 75 tỉ USD đã được rút khỏi các ngân hàng châu Âu về Iran trong tuần qua.

Năm ngoái, Mỹ đã buộc tội ngân hàng Melli đã hỗ trợ tài chính cho các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Iran.Trong khi châu Âu đang tiến tới giảm quan hệ thương mại với Iran, thì nước này vẫn là một đối tác quan trọng với các quốc gia hồi giáo. Đức năm trước đã trao đổi thương mại với Iran trị giá 5 tỉ USD và hơn 1000 công ty đang bán các sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho Iran.

Hơn thế nữa, châu Âu vẫn phụ thuộc vào nguồn năng lượng bên ngoài, do vậy, việc trừng phạt ngành năng lượng của Iran sẽ càng làm cho châu Âu gặp nhiều khó khăn. Châu Âu vẫn là một trong những thị trường xuất khẩu dầu thô chính của Iran với các công ty như TotalFinalElf, ENI và Statoil.

Các quốc gia châu Âu cũng đang cố gắng xây dựng một đường ống khi đốt từ vùng Caspian tới châu Âu nhằm giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

Mỹ và các nước phương Tây buộc tội Iran sử dụng chương trình hạt nhân nhằm che đậy kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhận và đe doạ sẽ có các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt hơn nếu Tehran từ chối gói hỗ trợ kinh tế mới được đưa ra.

Việt Thắng (Theo Telegraph)

eZ Publish™ copyright © 1999-2024 eZ systems as