Các ngân hàng sẽ phải đối mặt với những luật lệ mới

Bộ trưởng tài chính Hoa Kỳ tuyên bố với các nhà lãnh đạo tài chính thế giới rằng nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với nhiều rủi ro; các viên chức Nhóm G7 kêu gọi cần có sự điều chỉnh các quy định về ngân hàng để ngăn chặn cuộc khủng hoảng toàn cầu.

Đối diện với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các nhà lãnh đạo tài chính cấp cao đang cam kết điều chỉnh các quy định đối với ngành ngân hàng và các tổ chức tài chính khác, trong lúc vẫn hy vọng cơn khủng hoảng ở Mỹ chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn.

Hôm thứ bảy, sau lễ khai mạc hội nghị bàn tròn của bảy nước công nghiệp giàu nhất thế giới, các bộ trưởng tài chính lại nhóm họp để tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) ở 185 quốc gia, thể chế cho vay của quỹ này và Ngân hàng Thế giới.

IMF, tổ chức cho vay để trợ giúp các nước bị ảnh hưởng, hiện đang phải đối mặt với những thời kỳ khó khăn kinh tế. Các bộ trưởng sẽ bàn luận một kế hoạch cắt giảm 15% nhân viên của cơ quan này và bán khoảng 11 tỷ Mỹ kim vàng trong các tổ chức dự trữ lớn nhất.

Chương trình nghị sự của hội nghị kéo dài ba ngày xoay quanh cuộc khủng hoảng tín dụng bắt đầu hồi tháng 8 năm ngoái, mà theo công bố của IMF hồi tuần qua, có thể dẫn tới mất mát việc tiếp cận một khoản tin dụng khổng lồ là 1 nghìn tỷ Mỹ kim trước khi cuộc khủng hoảng này chấm dứt.

Ông Henry Paulson, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, khẳng định chính sách thắt chặt của IMF đang được chính quyền Bush điều động một cách tích cực để giải quyết sự sụt giảm kinh tế ở Mỹ vẫn không thể giúp tránh được những rủi ro.

Bộ Trưởng tài chính Mỹ Henry Paulson

“Sự suy sụp thị trường nhà ở cùng với giá năng lượng cao và sự rối loạn của các thị trường tài chính đang trừng phạt sự tăng trưởng nền kinh tế Mỹ,” ông nói và cho biết thêm: “Chúng ta cần phải chờ đợi thêm những cú va đập nữa trong những giai đoạn tới.”

Trong một tuyên bố chung sau hội nghị hôm thứ sáu, Nhóm G7 – gồm Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Pháp, Ý, và Canada – đã ký vào bản kế hoạch hành động ủng hộ nghị quyết dành cho các ngân hàng lớn, các nhà đầu tư và các quỹ tín dụng và công bố cuộc khủng hoảng tín dụng này đã gây thiệt hại hàng tỷ Mỹ kim, khởi đầu bằng sự gia tăng vỡ nợ ền h cuộc khủng hoảng tín dụng chính khác trongên qua, thế chấp ở Mỹ và nhanh chóng lan sang các loại hình đầu tư khác trên thế giới.

"Sự rối loạn trên thị trường tài chính toàn cầu vẫn còn thách thức và kéo dài hơn so với những dự đoán của chúng tôi," một viên chức Nhóm G7 nói trong một tuyên bố chung. Trong các bình luận của mình, các vị bộ trưởng không tỏ ra nghi ngờ những gì mà họ đang quan sát để nhận biết những diễn biến tiếp theo tại Mỹ.

Ông Fukushiro Nukaga, Bộ trưởng tài chính Nhật Bản, nói với các phóng viên, “Nền kinh tế Mỹ phải vượt qua tình trạng bất ổn của nó” bởi vì những gì đang diễn ra tại Mỹ sẽ ảnh hưởng tới Châu Á và các khu vực khác trên thế giới.

IMF tiên đoán rằng cuộc suy thoái mà Hoa Kỳ sẽ trải năm nay và sự yếu kém của các đầu tàu kinh tế trên thế giới sẽ làm gia tăng các rủi ro đối với cuộc suy thoái toàn cầu.

Paulson và Chủ tịch Cục Dữ trữ Liên Bang Mỹ, ông Ben Bernanke, khẳng định các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ đang thực thi mọi biện pháp để có thể làm tan băng thị trường tín dụng tại nước này, giúp các doanh nghiệp và người tiêu dùng vay vốn dễ dàng hơn cũng như sớm đưa nền kinh tế thoát khỏi cơn khủng hoảng.

Cuộc khủng hoảng đã buộc hãng Bear Stearns, một trong năm hãng đầu tư lớn nhất nước Mỹ, phải bán hồi tháng trước.

Axel Weber, Thống đốc Ngân hàng trung ương Đức, nói “các biện pháp được áp dụng tại Mỹ đã có tác dụng” và sự cắt giảm lãi suất của Cục dữ trữ Liên bang sẽ giúp nền kinh tế nước này sớm hồi phục vào nửa sau của năm nay.

Trong khi đó, các Nghị sĩ Đảng dân chủ tại Quốc hội đang xúc tiến một chương trình giúp đỡ tín chấp cho khoảng 2 triệu người sở hữu nhà có nguy cơ bị vỡ nợ. Dù còn phụ thuộc nhiều vào khu vực tư nhân, nhưng ông Paulson nói chính quyền tin tưởng vào kế hoạch này là biện pháp tốt nhất.

Khi đề cập đến các kế hoạch rộng lớn và lâu dài hơn, vị bộ trưởng tài chính nói, “Tôi nhận thấy rất ít khả năng để thông qua bất kỳ điều gì tương tự như thế vào lúc này.”

So với bản tuyên bố chung được ban hành hồi tháng hai, thông cáo của Nhóm G7 lần này chỉ thảo luận xoay quanh các vấn đề tiền tệ.

Người Châu Âu đã chiến thắng trong nỗ lực cảnh báo “mối quan ngại” của họ về những xáo trộn xẩy ra đối với các giá trị tiền tệ. Đây cũng chính là sự thay đổi lớn đầu tiên về ngôn ngữ tiền tệ của Nhóm G7 trong bốn năm qua mà họ quan ngại về sự sụt giảm của đồng đôla so với đồng euro. Đây là sẽ làm cho những nhà sản xuất Châu Âu phản ứng mạnh khi họ bị mất các hợp đồng bán hàng từ tay các nhà sản xuất Mỹ đang có sức cạnh tranh hơn.

Bộ trưởng tài chính Pháp, ông Christine Lagarde, nói rằng cuộc trắc nghiệm thật về thay đổi ngôn từ tiền tệ lần này sẽ tiếp diễn vào những ngày tiếp theo khi các thị trường tiền tệ mở cửa lại. Tuy nhiên, ông nói, đừng có trông đợi ngôn ngữ nhằm chống đỡ cho đồng đôla sẽ được đưa vào trong các tuyên bố can thiệp chung.

Diễn đàn Ổn định Tài chính, do Mario Draghi, thống đống ngân hàng trung ương Ý, điều hành sẽ ban hành kế hoạch điều chỉnh tài chính.

Diễn đàn này cũng kêu gọi tăng cường sự giám sát nhằm đảm bảo các công ty tài chính có đủ vốn để thoát khỏi sự thua lỗ và cải tiến các thủ tục quản trị rủi ro cũng như xác lập các thời hạn giúp các nước nhanh chóng hành động theo các hướng dẫn cải tổ.

Thao Nguyễn (Theo CNN)

eZ Publish™ copyright © 1999-2024 eZ systems as