Các thổ dân ở Australia
Ngày 13-2 vừa qua, Thủ tướng Australia K.Rudd đã chính thức xin lỗi các thổ dân nước này vì những bất công mà người da trắng gây ra trong hai thế kỷ qua, bày tỏ mong muốn "xóa đi một vết nhơ lớn trong tâm hồn dân tộc" và hy vọng tinh thần hòa giải sẽ mở ra một chương mới cho lịch sử Australia.
Thủ tướng K.Rudd cũng cam kết sẽ có các biện pháp thực tế nhằm cải thiện sức khỏe, giáo dục và nhà ở cho người thổ dân. Dưới đây là tư liệu về lịch sử của các thổ dân Australia.
Xác định niên đại bằng các-bon của những bức tranh đá cho rằng, các thổ dân đã sống ở Australia ít nhất 40.000 năm. Năm 1770, nhà thám hiểm người Anh James Cook đã vẽ bản đồ vùng bờ biển phía đông của Australia và xác nhận đây là vùng đất thuộc Anh không người ở, mặc dù tại đây có từ 315.000 đến một triệu thổ dân. Năm 1788, những người định cư châu Âu đầu tiên đến đây vào ngày 26-1, nay là Ngày Quốc khánh của Australia.
Năm 1901, Australia trở thành một nước độc lập. Hiến pháp của nước này được thông qua như một đạo luật của QH Anh, theo đó cấm QH làm luật cho người thổ dân. Năm 1966, ông Vincent Lingiari, người đảm nhiệm nuôi đàn gia súc, dẫn đầu cuộc bãi công của người lao động da đen tại một trang trại gia súc Wave Hill ở lãnh thổ miền bắc phản đối điều kiện sống và làm việc khủng khiếp tại đây. Cuộc bãi công kéo dài bảy năm và đã dẫn tới việc thúc đẩy giành quyền đất đai quốc gia cho thổ dân.
Năm 1967, người Australia bỏ phiếu nhất trí cao việc thay đổi hiến pháp dành cho các thổ dân quyền công dân đầy đủ và cho phép QH làm luật mang lại lợi ích cho các thổ dân. Trước đó, các thổ dân được cai quản theo luật hệ động vật và thực vật. Năm 1975, Thủ tướng Công đảng G.Whitlam trao trả tượng trưng đất cho thổ dân (một vùng rộng hơn nước Anh) cho ông V.Lingiari.
Năm 1992, Tòa án tối cao Australia thống trị các thổ dân và người ở đảo Eo biển torres sở hữu khu vực đất đai rộng lớn của Australia trước khi nhà thám hiểm J.Cook đến đây năm 1770. Quyết định của Tòa án tối cao đã bác bỏ khái niệm pháp lý rằng Australia là một vùng đất không có người ở, hoặc không được khai hóa trước khi người da trắng định cư.
Năm 1995, lá cờ thổ dân với mặt trời vàng nằm trên nền đỏ và đen miêu tả vùng đất cháy nắng của Australia và các thổ dân, trở thành lá cờ chính thức ở Australia. Năm 1997, báo cáo "Ðưa họ trở về nhà" ghi vào sử biên niên những chính sách đồng hóa, theo đó trẻ em thổ dân buộc phải tách rời khỏi cha mẹ để được nuôi dưỡng như trẻ em da trắng.
Báo cáo kêu gọi một lời xin lỗi quốc gia và bồi thường cho thế hệ bị đánh cắp. Năm 1999, Thủ tướng J.Howard đưa ra tại QH một đề nghị tỏ lòng "ân hận" về những sự bất công trong quá khứ đối với các thổ dân, nhưng từ chối xin lỗi, khi ông nói rằng các thế hệ hiện nay không chịu trách nhiệm về những hành động trong quá khứ. Năm 2000, hơn 250.000 người tuần hành qua Cầu cảng Sydney ủng hộ một lời xin lỗi đối với thế hệ bị đánh cắp. Hàng chục nghìn người khác tham gia các cuộc tuần hành tương tự trên khắp đất nước Australia.
Và ngày 13-2-2008, Thủ tướng Australia K.Rudd đã xin lỗi vì những đối xử tồi tệ đối với các thổ dân nước này và ông nói rằng lời xin lỗi này sẽ "xóa đi một vết nhơ lớn trong tâm hồn dân tộc".
Australia có khoảng 460.000 thổ dân, chiếm 2% trong số 21 triệu dân nước này và có tuổi thọ thấp hơn người da trắng Australia 17 năm. Họ cũng là người chiếm tỷ lệ thất nghiệp, bỏ tù, nghiện rượu, ma túy và bạo lực gia đình cao hơn người da trắng ở nước này.
Theo Nhandan
Tin đã đăng
- Kỳ bầu cử 2008 thú vị nhất lịch sử Mỹ?
- Những biến cố năm Mão của vị Tổng thống tuổi Tý
- Kinh hoàng nạn đánh cắp thận ở Ấn Độ
- Bí mật đường hầm Đông Berlin
- Mối quan hệ giữa Nixon với mafia
- Những cái chết bí ẩn trong dòng họ Bhutto
- Bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra như thế nào?
- "Hoàng gia Anh không ra lệnh giết Công nương Diana"
- Ngư dân VN 'không cướp tàu TQ'
- Tiến sĩ Evgeny Kobelev: “Việt Nam, cơ duyên của tôi”