itaexpress / Tin ITA / Kinh tế / Thương hiệu Việt

THƯƠNG HIỆU VIỆT

Lúa gạo ĐBSCL đang lên cơn sốt

Thương lái kinh doanh lúa gạo ở ĐBSCL cho biết, thị trường lúa gạo trong vùng như lên cơn sốt. Thương nhân kinh doanh lúa gạo trong vùng dự đoán, tiếp theo hợp đồng XK gạo sang Philippines, gạo Việt Nam lại trúng thầu xuất khẩu sang Indonesia 1 triệu tấn, mở ra cơ hội xuất khẩu tăng trở lại từ nay đến vụ ĐX. Trong khi đó nguồn cung lúa TĐ đang giảm dần do thu hoạch cuối vụ và giá lúa sẽ tiếp tục có lợi cho nông dân.

Nông nghiệp đón “sóng” TPP: Lúa gạo hưởng lợi, mía đường “lâm nguy”

Nếu như trồng trọt, lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều có cơ hội xuất khẩu thì ngô, đậu tương và mía đường sẽ khó có thể cạnh tranh ngay trên sân nhà do hiệu quả kinh tế, năng suất và chất lượng các sản phẩm này đều kém so với quốc tế.

Rau quả xuất khẩu sắp cán mốc 2 tỉ USD

Trong năm 2015, theo dự báo của Hiệp hội Rau quả VN, giá trị xuất khẩu các mặt hàng rau quả VN có thể cán mốc 2 tỉ USD, một con số ấn tượng khi đa số mặt hàng nông sản khác vẫn đang gặp khó. Các chuyên gia nông nghiệp cho rằng rau quả mới chính là mặt hàng mà ngành nông nghiệp VN nên tập trung đầu tư phát triển cho xuất khẩu, bởi giá trị thương mại của thị trường này trên toàn cầu lên đến 100 tỉ USD mỗi năm.

Nông dân Việt ‘mê’ bắp biến đổi gen

Việt Nam đã cho phép trồng đại trà bắp biến đổi gen (GMO) sau nhiều năm cân nhắc và bước đầu mang lại hiệu quả. Ngay sau khi Chính phủ cho phép trồng đại trà, giống bắp GMO đã được nhiều nông dân ở ĐBSCL và miền Đông Nam Bộ đưa vào trồng thương mại vụ đầu tiên. So với bắp lai thông thường, nhờ kháng được sâu bệnh, hạn chế tối đa cỏ dại nên bắp GMO có năng suất vượt trội, trái to, đều hạt.

Nông nghiệp Việt Nam: Nghịch lý nhìn từ ngành lúa gạo

Mặc dù năng suất, sản lượng lúa tăng liên tục nhưng người nông dân trồng lúa thu nhập vẫn thấp và chịu rủi ro cao so với các tác nhân khác trong chuỗi giá trị… Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau gần 30 năm đổi mới, một trong những thành tựu lớn nhất của nông nghiệp Việt Nam là sự phát triển của ngành lúa gạo. Sản xuất lúa gạo đã góp phần quan trọng vào xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực, thúc đẩy xuất khấu, tăng thu ngoại tệ và góp phần đẩy mạnh quan hệ quốc tế.

EVFTA: Gạo Việt Nam hưởng ưu đãi thuế theo hạn ngạch

Sau khi EVFTA có hiệu lực, nhiều mặt hàng xuất khẩu vào EU sẽ được miễn thuế nhưng chỉ theo một lượng hạn ngạch nhất định. Các mặt hàng này sẽ phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định về nguồn gốc xuất xứ.

Tỉ giá “hại” nông sản

Số liệu mới nhất được Tổng cục Hải quan công bố, trong 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt hơn 158,6 tỉ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu đạt 77,7 tỉ USD, tăng 9,3%. Tuy nhiên, các mặt hàng nông thủy sản chủ lực như gạo, cà phê, tôm, cá... lại giảm mạnh cả về giá trị lẫn sản lượng.

Philippines sẽ mua thêm 300.000 tấn gạo từ Việt Nam

Cơ quan lương thực Philippines (NFA) cho biết, các doanh nghiệp Philippines có thể nhập khẩu tối đa 293.000 tấn gạo từ Việt Nam và mức tương tự từ Thái Lan; 50.000 tấn từ mỗi nước Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan; 15.000 tấn từ El Salvador và số còn lại từ các nước khác.

Xuất khẩu gạo sẽ khởi sắc?

Trong 6 tháng đầu năm 2015, lúa gạo là một trong 4 ngành hàng nông sản có kết quả sản lượng và giá trị xuất khẩu giảm mạnh. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, tình hình xuất khẩu gạo từ nay đến cuối năm sẽ có những chuyển biến tích cực và có thể vẫn đạt mục tiêu đã đề ra trong năm 2015.

Nan giải tạo dựng thương hiệu Việt

Mặc dù ý thức được giá trị của thương hiệu trong quá trình sản xuất, cạnh tranh kinh doanh, tuy nhiên bài toán xây dựng thương hiệu trong cộng đồng doanh nghiệp vẫn chưa có đáp số tối ưu. Trong khi hội nhập kinh tế sâu rộng thì vấn đề xây dựng thương hiệu càng trở lên cấp thiết.

Các tin đã đưa ngày   Xem