Nga chở uranium tới Iran
Bộ Ngoại giao Nga cho biết nước này đã giao chuyến nhiên liệu nguyên tử đầu tiên cho nhà máy Bushehr của Iran.
Hai bên đã thỏa thuận tuần qua về tiến độ thi công nhà máy này sau nhiều năm đình trệ.
Một số nước phương Tây tỏ ý lo ngại rằng Iran sẽ chế tạo võ khí nguyên tử, nhưng Tehran nhất mực nói rằng chương trình nguyên tử của họ chỉ để phụng sự hòa bình.
Hội đồng Bảo An LHQ đã áp đặt hai gói biện pháp trừng phạt lên Iran sau khi chính phủ nước này không chịu ngưng chương trình tinh chế chất phóng xạ uranium của họ.
Iran trấn an
Chất phóng xạ uranium tinh chế được xử dụng trong các lò phản ứng tại các nhà máy sản xuất năng lượng chạy bằng nguyên tử. Khi được tinh chế cao độ, uranium có thể được dùng để chế tạo võ khí nguyên tử.
Nghe nói là có hai lò phản ứng nguyên tử tại Bushehr và một trong hai lò này sắp được hoàn tất và dường như sẽ là lò phản ứng đầu tiên hoạt động tại Iran.
Các viên chức Nga trước đây nói rằng nhà máy này có thể được đưa vào hoạt động trong vòng sáu tháng sau khi nhiên liệu nguyên tử được đưa tới nơi.
Lò phản ứng nguyên tử đầu tiên được dự trù của Iran được xây dựng tại cảng Bushehr ở mạn tây nam với sự trợ giúp của Đức hồi năm 1974.
Dự án này bị bãi bỏ sau cuộc cách mạng Hồi giáo hồi năm 1979 và Nga đã nối tiếp dự án này vào năm 1992.
Công ty Nga giúp xây dựng nhà máy này, Atomstroiexport, nói rằng các container đã được Cơ quan Nguyên Tử Năng LHQ kiểm tra và niêm yết trước khi được đưa xuống tàu chuyển đi iran.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết đã được Tehran trấn an rằng số nhiên liệu nguyên tử này sẽ không được chuyển đi nơi nào mà chỉ được sử dụng tại Bushehr mà thôi.
Bộ Ngoại giao Nga nói rằng đề nghị Iran ngưng tinh chế chất uranium của họ nay không còn cần thiết nữa.
Nhưng thông tấn xã Reuters trích thuật một viên chức cao cấp của Iran nói rằng Iran sẽ không bao giờ ngưng tinh chế uranium trong bất cứ tình huống nào.
Theo BBC
Tin đã đăng
- 'Cam kết bảy tỷ USD' cho Palestine
- Ân xá cho phụ nữ Ả rập Saudi
- Khai mạc hội nghị cấp viện Trung Đông
- Lính Anh trao lại Basra cho Iraq
- Đạt thỏa thuận khí hậu nhờ Mỹ đổi ý
- Lính Anh trao lại Basra cho Iraq
- Thổ Nhĩ Kỳ ném bom bắc Iraq
- EU ưu tiên cho Serbia vì Kosovo
- Các nước họp về Afghanistan
- Hiệp ước EU lập chức chủ tịch khối