Ẩm thực
Mặn nồng cá bống kho tiêu cuối mùa mưa
Sài Gòn với những cơn mưa rả rích chợt làm người xa quê chạnh lòng nhớ tới món ngon mẹ nấu mỗi dịp cuối hạ đầu thu, trong đó không thể không kể đến những bát cá bống kho tiêu đậm đà, dân dã...
Mít non trộn ruốc
Bẵng một thời gian tôi mới về quê, dạo quanh vườn nhà. Rất ngạc nhiên khi thấy cây mít cuối vườn lủng lẳng từng chùm mít non. Cũng cây này hai năm trước bị bão đánh gãy ngọn, tưởng toi. Nay, đã qua thời “dưỡng thương” nên mới xum xuê đến vậy.
Nao lòng bún ốc
Đã đành con ốc tháng mười mới béo tròn, ngon mát, nhưng bưng bát bún ốc thơm lừng dìu dịu vị chua giấm giữa trưa hè nóng nực, vẫn có cái thú riêng.
Bánh ống của người Khmer
Gọi là bánh ống vì bánh làm bằng bột nếp, được hấp trong hai cái ống kim loại dựng đứng lớn cỡ cổ tay. Đây là loại bánh ăn chơi của người Khmer Nam Bộ mà người khác không biết làm.
Ba khía miền Tây
Ai đã từng về miền Tây chắc hẳn sẽ không bỏ lỡ cơ hội thưởng thức các món đặc sản vùng sông nước này. Bên cạnh các món như: cá lóc, chuột đồng, lươn,… được chế biến một cách rất độc đáo, lạ mắt thì ba khía miền Tây lại mang âm hưởng dân dã, khiến cho thực khách một lần thưởng thức lại thêm lưu luyến vùng đất hiếu khách này.
Cá chạch tre Bàu Sấu
Từ Yểng Văn Phong, nước sông Côn rẽ qua Bảo tàng Quang Trung rồi đổ vào Bàu Sấu (xã Nhơn Mỹ, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định). Qua bao đời bồi lấp, bàu bây giờ cạn dần nhưng nước vẫn còn và là nơi sống của nhiều giống cá nước ngọt, đặc biệt nổi tiếng con chạch tre.
Mùa ốc lác
Sau mùa gặt, qua chừng vài đám mưa ngập ruộng là ốc lác nhoi nhóc bò ra, lúc này dân quê tôi kêu là đã vào mùa ốc lác. Ra ruộng đem theo cái rổ xúc đổ vào thúng, vào giỏ tre mang về. Ốc lớn, ốc nhỏ gì cũng có. Hết mùa gặt, ruộng khô rồi thì vác vá ra đào theo bờ ruộng, bắt toàn ốc lớn. Lúc này, ốc tuy khó kiếm, nhưng thịt ốc ăn ngọt hơn, giòn hơn và ít nhớt hơn ốc mùa mưa.
Dừa sáp Trà Vinh
Dừa sáp, dừa kem hay còn gọi là dừa đặc ruột xuất hiện ở huyện Cầu Kè vào năm 1942 do một nhà sư người Khmer sang thăm Campuchia mang về làm giống. Đây là loại dừa bình thường như bao loại dừa khác nhưng trong mỗi quày có khoảng một hai trái đặc ruột, nước sền sệt, cơm mềm ăn khoái khẩu. Mãi đến năm 2000, trái dừa đặc ruột bỗng trở thành đặc sản khi những du khách từ địa phương khác đến Trà Vinh nếm thử, và tìm mua làm quà của vùng sông nước Cửu Long.
Bánh củ cải nhà nghèo
Mỗi buổi trưa hè, cái nắng nóng gay gắt thỉnh thoảng dịu đi một chút, khi thoáng có cơn gió nhẹ thổi qua. Trong con hẻm nhỏ núp mình dưới bóng những cây bàng, cây gòn, tiếng rao: “Ai ăn bánh củ cải hông?” của người phụ nữ bán bánh dạo xóa tan cái im ắng, tĩnh mịch, làm nhốn nháo lũ trẻ trong hẻm. Chúng nhao nhao đòi người lớn kêu bà bán bánh củ cải vào ăn.
Ba khía, món ngon miệt sông nước
Ba khía sống ở vùng nước lợ, khá giống cua đồng. Nhưng càng và ngoe ba khía dẹp với ba vạch trên chiếc mai màu sẫm, nên được gọi là ba khía. Đây là loại đặc sản nổi tiếng của vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhất là ở vùng duyên hải Cà Mau, Bạc Liêu.