Một vài phân tích lạc quan về thị trường Hoa Kỳ (phần II)

Nếu tập trung suy nghĩ sâu hơn một chút về những mối âu lo khiến chúng ta phải mất ngủ trong thời gian này, thì có thể thấy rằng: triển vọng nền kinh tế, triển vọng danh mục đầu tư của bạn sẽ không đến nỗi tồi tệ như bạn nghĩ.

Suy thoái

Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929 là một sự kiện nổi bật nhất dẫn tới cuộc Đại Suy thoái, nhưng sự mất mát tài sản trên giấy tờ vẫn không thể cởi trói cho những tai ương. Những trường hợp quan trọng hơn bao gồm sự thất bại của các ngân hàng, nợ nần của người tiêu dùng và những hạn chế thương mại quốc tế. Một trong những điều này xem ra có mối tương đồng, song hầu hết các nhân tố quan trọng đều hoàn toàn khác hẳn.

Khi các ngân hàng thất bại vào đầu những năm 1930, FED đã cho phép thu hẹp 35% lượng cung tiền, khiến cho nền kinh tế tiếp tục teo tóp lại. Ngược lại, ngày nay, FED đã bơm tiền vào nền kinh tế nhanh đến mức có thể. Nhiều năm qua, lượng cung tiền đã tăng trên 7%.

Ngoài ra, FED còn can thiệp sâu tới mức chưa từng thấy nhằm chống đỡ cho các ngân hàng và các công ty môi giới đang ở trong tình trạng rối loạn. Có thể là Bernanke & Co. sẽ tiếp tục kéo mức lãi suất xuống để tạo điều kiện cho các ngân hàng vay tiền, nhờ đó giảm tối đa việc siết chặt tín dụng.

Một khi tất cả các khoản cho vay xấu của các ngân hàng đã được xác định và xóa sổ vào năm tới hoặc một lúc nào khác, thì một số tổ chức sẽ bị phá sản và số khác sẽ bị buộc phải sáp nhập giống như ngân hàng Bear Stearns. Các cổ đông và những người nắm giữ cổ phiếu của họ sẽ bị thương tổn rất nhiều. Nhưng hầu như nền kinh tế Mỹ sẽ ở trong tư thế sẵn sàng hồi phục.

Lạm phát

Những năm 1970 được coi là đỉnh điểm đối với giá dầu sau cuộc cấm vận của OPEC. Giá dầu này đã tạo ra một sự tàn phá kết hợp với sự tăng trưởng chậm và lạm phát tăng vọt. Ngày nay, giá dầu cũng cao ở mức tương đương như những năm 70, sau khi đã điều chỉnh mức lạm phát. Tuy nhiên, so với thời đó, nền kinh tế Mỹ bây giờ có sức mạnh và hiệu quả hơn gấp hai lần.

Giống như chiếc xe hơi hiện nay chạy được 77km/4 lít xăng thay vì 38km/4 lít như trước đây, nền kinh tế ngày nay có thể chịu đựng tốt hơn khi giá nhiên liệu cao (cho dù vẫn còn có một vài tổn thương). Và mặc dù có một vài con số lạm phát xấu trong những tháng gần đây, áp lực giá cả tăng cao nhưng nhìn chung vẫn ở mức chịu đựng được.

Đình trệ

Vào cuối những năm 1980 của thế kỷ trước, bất động sản ở Nhật bùng nổ. Khi xảy ra, các nhà chức trách về tài chính ở quốc gia này đã nỗ lực chống đỡ với giá cả do đó các công ty đã tránh được những thua lỗ. Kết quả cũng y hệt như việc tháo miếng băng một cách chậm rãi và mãi 13 năm sau các nhà đầu tư cổ phiếu ở Nhật Bản vẫn còn cảm thấy đau đớn.

Tuy nhiên, bong bóng bất động sản ở Mỹ không bao giờ bị siêu lạm phát như đã từng xảy ra tại Nhật Bản. Mặc dù FED và các cơ quan của chính phủ đang nỗ lực lót nệm cho cú ngã này, nhưng họ cũng không cố trì hoãn việc này một cách vô hạn. Không giống như các ngân hàng Nhật Bản vào những năm 90, các ngân hàng Mỹ có khuynh hướng thừa nhận mức thua lỗ khá nhanh chóng. Điều này có thể gây thiệt hại cho các cổ phiếu trong một cuộc đua ngắn hạn, nhưng nó sẽ để lại cho nền kinh tế và thị trường này hướng mở để sớm phục hồi nhanh chóng hơn.

Thị trường chứng khoán luôn luôn hồi phục sau những đợt sụt giảm, nếu như bạn chuẩn bị cho việc chờ đợi đủ thời gian. Vấn đề thực sự ở đây là những gì cần thiết cho sự hồi phục sớm. Trung bình sức chịu đựng của thị trường này kéo dài trong vòng 14 tháng, nhưng sự suy sụp có thể kết thúc trong vòng chưa đầy 6 tháng, nếu nền kinh tế không phải chịu đựng một sự đình trệ trên diện rộng, và nếu giá cổ phiếu không tăng một cách ồ ạt vào lúc bắt đầu sự hồi phục.

Trong luận điểm thứ hai có hàng loạt điều khích lệ. Những cổ phiếu blue chips phổ biến nhất đang được buôn bán ở tỷ số P/E trên 30 sau năm 2000, ngay trước lúc sự tăng trưởng chứng khoán bị sụp đổ. Mức trung bình trong lịch sử của những cổ phiếu này là 24, và chúng đã ở mức trên dưới 20 khi thị trường này đạt tới đỉnh vào tháng 10 năm ngoái.

Với một sự suy sụp dù lớn tới đâu, sức chịu đựng của các thị trường trong thời gian qua đã được chia thành hai loại: trong đó, những loại cổ phiếu blue chips đã giảm xuống ở mức trung bình là 22% và số giảm lớn hơn nhiều ở mức bình quân là 39%. Chỉ số S&P500 đã xuống ngang mức 18% so với mức cao nhất hồi tháng 10 năm ngoái, vì thế không trông chờ vào khả năng sụt giá thêm nữa.

Điều đó đã giải thích rằng sự lạc quan về triển vọng kinh tế đối với cổ phiếu thực sự dựa trên hai giả định hợp lý.

Giả định thứ nhất là FED sẽ theo đuổi chính sách lãi suất đúng, cụ thể FED sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất ngắn hạn trong năm nay và cũng sẽ bắt đầu tăng lại mức lãi suất này trong một hoặc hai năm tới để nền kinh tế và lạm phát không tăng quá nóng.

Điều này nghe ra không dễ dàng. Một phần trách nhiệm lớn đối với tình trạng rối loạn hiện nay có thể được đổ lên đầu FED, dưới thời ông Greenspan làm chủ tịch, vì sự nhận thức muộn màng nên đã giữ mức lãi suất quá thấp trong một thời gian quá lâu sau biến cố 11-9, và FED lúc đó cũng đã bơm quá nhiều hơi nóng vào bong bóng bất động sản.

Giả định thứ hai là qui mô của các tổn thất cho vay sẽ vẫn duy trì trong giới hạn có thể quản lý được. Cho dù tiên đóan thế nào, toàn bộ vốn cổ phần trong hệ thống tài chính Hoa Kỳ thì lớn hơn nhiều lần so với toàn bộ các khoản thua lỗ mà hầu hết các nhà kinh tế suy nghĩ.

Nhưng còn về đồng đô la thì sao? Nếu nó tiếp tục rớt giá, điều đó tồi tệ hay không?

Đồng đô la thường rớt giá khi ngân sách Hoa Kỳ xảy ra thâm hụt lớn và nền kinh tế sụt giảm, đặc biệt là nếu những xu hướng tương tự không diễn ra tại những quốc gia buôn bán với Hoa Kỳ. Điều quan trọng hơn đó là mức lãi suất. Châu Âu đã không cắt giảm lãi suất nhiều, trong khi FED đã hạ lãi suất xuống mức ba phần trăm điểm trong vòng chưa đầy một năm. Các nhà đầu tư nước ngoài không muốn đầu tư trong lúc đồng đô- la giảm vì như thế lợi tức của họ cũng giảm theo.

Đồng đô la yếu cũng bất lợi nếu bạn xuất ngoại, và nó còn đẩy giá các mặt hàng nhập khẩu lên. Sự rớt giá của đồng đô la cũng làm cho hàng hóa của Hoa Kỳ bán ra cho người nước ngoài rẻ hơn và giúp Hoa Kỳ tăng xuất khẩu. Nhiều công ty đa quốc gia đóng ở Hoa Kỳ đã tăng hơn 40% các khoản tiền thu được so với những cơ sở làm ăn của họ ở ngoài nước Mỹ. Chí ít, tăng trưởng xuất khẩu giữ được việc làm và giúp giảm bớt ảnh hưởng của suy thoái.

Thao Nguyễn (theo CNNMoney.com)

eZ Publish™ copyright © 1999-2024 eZ systems as