10 dự đoán lớn về kinh tế toàn cầu năm 2008

Ảnh: Economist.

Đó là những tiên liệu về nền kinh tế toàn cầu trong năm 2008, bao gồm lĩnh vực tín dụng, thị trường tài chính, cũng như giá nông sản, dầu, vàng và đồng USD sẽ thiết lập nên một diện mạo mới. Liệu các nước mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ sẽ trở thành đầu tàu kinh tế của toàn cầu?

1. Khủng hoảng tín dụng tiếp tục diễn ra.

Năm 2007, cơn bão cho vay cuốn khắp Âu Mỹ, thị trường nhà ở sa sút đồng thời hiệu ứng lan toả của nó sang lĩnh vực tài chính và tiêu dùng có thể tiếp tục kéo dài đến năm 2008. Cho dù ngân hàng Trung ương Âu Mỹ liên tục giảm lãi suất và bơm vốn cho thị trường, nhiều tổ chức tài chính lớn cũng lần lượt được bơm vốn chiến lược quy mô lớn, nhưng điều này không cơ bản giải quyết vấn đề vay mượn quá mức của các nước phát triển, có thể nói giải quyết nhất thời không xử lý triệt để. Đối với việc khủng hoảng tín dụng sẽ diễn dịch như thế nào, các tổ chức cũng có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng có một điểm thống nhất, đó là cơn bảo khủng hoảng tín dụng vẫn sẽ tiếp tục. Vấn đề cho vay đã diễn biến thành cơn bão tài chính của thị trường hoạt động tín dụng. Hơn nữa thông qua vấn đề cho vay, suy thoái kinh tế có khả năng chuyển từ bộ phận xây dựng nhà ở không phải toàn cầu hoá sang bộ phận nhu cầu tiêu thụ toàn cầu hoá.

2.Kinh tế toàn cầu rơi vào đình trệ đồng thời với lạm phát.

Kinh tế Mỹ đang giảm tốc độ tăng trưởng, lần suy thoái này của kinh tế Mỹ không những nghiêm trọng hơn lần suy thoái đầu thế kỷ 20, mà còn liên luỵ đến sự tăng trưởng của toàn bộ kinh tế thế giới. Các nhà kinh tế học đều mong đợi, ba nền kinh tế lớn Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản đồng thời xuất hiện sự hồi phục. Một nhân tố lớn khác uy hiếp kinh tế toàn cầu là lạm phát tiền tệ. Cùng với giá năng lượng lên cao và giá nông sản phẩm tăng, mức lạm phát 6 tháng đầu năm 2008 của Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc vẫn có thể tăng cao hơn nữa, điều này không những sẽ trở thành sự cản trở trong việc cắt giảm lãi suất của ngân hàng trung ương các nước, thậm chí có thể gieo mầm hạt giống “đình trệ đồng thời với lạm phát”.

3. Sự mất giá của đồng USD ngừng bước.

Sự mất giá của đồng USD đối với các đồng tiền chủ yếu khác đã kéo dài liên tục 2 năm, nhưng xét từ việc mua vào tài sản nước Mỹ của các quỹ chính phủ Châu Á và nhà đầu tư Trung Đông, tình hình này có thể kết thúc trong năm 2008. Sự mất giá của đồng USD khiến xuất khẩu của Mỹ tháng 10 năm ngoái lập nên mức cao mới trong lịch sử. Thâm hụt tài chính thông thường quý 3 của Mỹ thu hẹp đến 178,5 tỷ USD, là mức thấp mới trong hai năm gần đây. Ngoài ra, tổng mức tài sản của Mỹ mà các nhà đầu tư quốc tế mua vào tháng 10 năm ngoái đạt đến 114 tỷ USD, tạo ra mức cao mới trong năm tháng gần đây. Nhà đầu tư Châu Á và Trung Đông đều biết, họ phải hỗ trợ cho đồng USD, nếu không sẽ phải trở thành người thua cuộc. IMF cho rằng, cho dù xuất khẩu của Mỹ tăng lên, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 vẫn giảm xuống 1,9%, thấp hơn 2,1% của Châu Âu và 4,8% của toàn cầu, vì vậy đồng USD năm 2008 về cơ bản vẫn tiếp tục mất giá, nhưng bước mất giá có thể sẽ ngừng lại vào năm 2008.

4. Giá dầu lại lập mốc cao mới.

Năm 2007, giá dầu thô và các sản phẩm năng lượng khác đã tạo ra mức cao mới trong lịch sử, phương diện này đã phản ánh nhu cầu mạnh mẽ đối với năng lượng của các nước mới nổi tăng trưởng cao, mặt khác cũng thể hiện sự tăng lên rõ ràng tính không ổn định và hành vi đầu cơ của chính quyền khu vực Trung Đông. Nhìn từ quan hệ cung cầu, năm 2008 giá dầu có thể sẽ hạ xuống. Nhưng sự không ổn định của địa chính trị vẫn là một lưỡi kiếm treo lơ lững trên thị trường năng lượng. Nguồn tin cựu tổng thống Pakistan Buhto thân Mỹ bị ám sát khiến nhà giao dịch trên thị trường năng lượng lo lắng cục diện chính trị của khu vực Trung Đông sẽ căng thẳng hơn, khiến giá mặt hàng trả chậm dầu mỏ tăng mạnh. Mặt khác, đồng USD mất giá cũng đẩy cao hơn nữa giá dầu thô dựa vào đồng USD tính toán. Vì vậy, năm 2008, giá dầu vẫn vượt ngưỡng 120 USD/ thùng, nhưng nếu tình hình căng thẳng của Trung Đông dịu lại, sự mất giá của đồng USD ngừng bước, giá dầu có thể hồi phục vào khoảng 60 – 70 USD/ thùng.

5. Giá vàng vượt quá 1000 USD.

Kim loại quý là hàng hoá luôn được xem có chiều hướng tốt lên trong năm 2008. Lo lắng lạm phát nóng lên, nhu cầu của Ấn Độ và Trung Đông đối với các kim loại quý như vàng tăng lên, địa chính trị của Trung Đông căng thẳng, cùng với đồng USD mất giá sẽ khiến vàng tạo ra giá cao mới trong nhiều năm gần đây. Mặc dù hiện nay dự trữ vàng dồi dào, nhưng tổ chức Anqueda một lần nữa hoạt động gây nên thanh bại danh liệt cho cựu tổng thống Pakistan Buhto, kích thích giá vàng tại chổ của Luân Đôn áp sát 830 USD/ounce. Nếu tình hình Trung Đông căng thẳng hơn nữa, ngược lại đồng USD lại không thể trở thành đồng tiền tránh rủi ro khi xảy ra sự kiện đột phát trên thế giới, giá vàng sẽ dễ dàng đột phá mức 1000 USD/ ounce vào năm 2008.

6. Giá nông sản phẩm tăng đều.

Tình hình tăng giá của thị trường nông sản phẩm quốc tế năm 2007 có lẻ chỉ bắt đầu, triển vọng năm 2008, giá nông sản phẩm tăng lên hầu như là một kết luận tất nhiên. Sự tăng giá của nông sản phẩm nhận được sự giúp sức của 3 nhân tố: Một là chính sách năng lượng sinh học của các nước và khu vực như Mỹ, Braxin, liên minh Châu Âu đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều nông sản phẩm sẽ dùng để sản xuất năng lượng, nhu cầu nông sản phẩm sẽ tăng mạnh; Hai là việc nâng cao mức sống của người dân các nước mối nổi dẫn đến sự tăng thêm của nhu cầu nông sản phẩm; Ba là nhân tố không ổn định của thời tiết thế giới tăng lên. Những nhân tố này trong thời gian ngắn sẽ không thay đổi cơ bản, xu thế tổng thể của giá nông sản phẩm tăng đều cũng không thể thay đổi.

7. Quỹ đầu tư chủ quyền trở thành đầu tư chủ đạo.

Cho đến nay, trong phạm vi toàn cầu đã có 21 quốc gia và khu vực thiết lập quỹ đầu tư chủ quyền. Quỹ tài sản chủ quyền căn cứ vào quy mô trình tự tuyệt đối quản lý tài sản, đứng vị trí hàng đầu là quỹ ADLA, quy mô tài sản quản lý đạt 625 tỷ USD; Thứ hai là quỹ dưỡng lão toàn cầu của chính phủ Na Uy, quy mô tài sản quản lý đạt 322 tỷ USD; Thứ ba là GIC của Singapore, quy mô tài sản quản lý đạt 215 tỷ USD, công ty đầu tư Trung Quốc chiếm vị trí thứ năm với 200 tỷ USD. Nước sản xuất dầu mỏ nhiều nhất thế giới Ả-rập-xê-út cũng thành lập quỹ đầu tư chủ quyền, được biết quy mô của quỹ này sẽ vượt quá 900 tỷ USD. Chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tín dụng, tài sản của các thị trường phát triển mất giá lớn; Ngoài ra, do nhu cầu khẩn cấp về vốn của doanh nghiệp tài chính của Mỹ sau khủng hoảng tín dụng, đầu tư cũng không gặp phải trở ngại của chủ nghĩa bảo hộ, tạo ra điều kiện tốt nhất cho đầu tư chủ quyền. Bước vào năm 2008, để hạn chế sự tăng trưởng quá nhanh của dự trữ ngoại hối, cũng như tăng thêm tính đa dạng và tỷ lệ thu lợi của dự trữ ngoại hối trong bối cảnh đồng USD mất giá, quỹ đầu tư chủ quyền sẽ tích cực thúc đẩy hơn nữa đầu tư ra bên ngoài.

8. Bong bóng của thị trường mới nổi tiêu tan.

Từ năm 2002 đến nay tỷ lệ lãi suất bình quân/năm của cổ phiếu thị trường mới nổi cao đến 39,9%. Bong bóng từ đâu? Không ít giám đốc quỹ cho rằng, chính là ở thị trường mới nổi. Mặc dù tăng tưởng GDP của “Kim chuyên tứ quốc” vẫn cao đến 5 – 6%, cao hơn các nước phát triển phương Tây, nhưng sự tăng trưởng cao này ở một mức độ nhất định là do đầu cơ tiền tạo ra, trong khi đó việc đầu cơ tiền này là triệu chứng điển hình của sụp đổ thị trường. Doanh lợi của cổ phiếu thị trường mới nổi cao hơn 120% so với các nước phát triển. Sự tăng mạnh của giá cổ phiếu đã vượt ra khỏi mức hợp lý. Xuất phát từ đó, nhà đầu tư quốc tế đã thận trọng đối với đầu tư vào thị trường mới nổi. Thị trường cổ phiếu toàn cầu sụp đổ, kinh tế Mỹ suy thoái, hoạt động tín dụng của Trung Quốc thu hẹp, chính trị Thổ Nhĩ Kỳ không ổn định, Braxin lạm phát, bất cứ một vấn đề nào trong đó, đều có thế khiến cho nhà đầu tư phương Tây rút vốn khỏi thị trường mới nổi.

9. Các nước mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ trở thành đầu tàu kinh tế của toàn cầu.

Các nhà kinh tế đều hy vọng, năm 2008, GDP của Trung Quốc vẫn duy trì tăng trưởng cao khoảng 10%, ngược lại kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại liên luỵ đến sự tăng trưởng của kinh tế của kinh tế toàn cầu. Từ đó có thể thấy, các nước mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ năm 2008 sẽ thay thế Mỹ trở thành đầu tàu của kinh tế toàn cầu. Có người hy vọng người tiêu dùng trẻ tuổi của các nền kinh tế đang phát triển có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ điền vào khoảng trống lớn do người tiêu dùng Mỹ sa sút tạo ra, điều này xem ra không hiện thực. Tiêu dùng năm ngoái của người tiêu dùng Mỹ đạt gần 9.500 tỷ USD. Trong khi đó người tiêu dùng Trung Quốc chỉ tiêu dùng 1.000 tỷ USD, Ấn Độ mới tiêu dùng 650 tỷ USD. Lấy Trung Quốc và Ấn Độ thay thế cho sự phục hồi trở lại của tiêu dùng Mỹ, hầu như là không thể, vì vậy, năm 2008 kinh tế toàn cầu vẫn tăng trưởng chậm.

10. Đàm phán WTO có đột phá.

Tính đến nay, vòng đàm phán Doha của WTO đã rơi vào cục diện bế tắc kéo dài 6 năm, nguyên nhân là các nước phát triển và các nước đang phát triển tranh luận không dứt về vấn đề trợ cấp nông nghiệp và thuế công nghiệp. Ngày 17/08/2007 chủ tịch WTO nói, kết thúc vòng đàm phát Doha là nhiệm vụ chính trị phải hoàn thành. Các phía của WTO vào tháng 1/2008 sẽ thảo luận một phương án mang tính thoả hiệp liên quan đến trợ cấp. Quan điểm của chính phủ Mỹ là, họ tin tưởng hiệp định này vừa khả thi, vừa có lợi. Vì vậy, mọi người có lý do kỳ vọng đàm phán WTO năm 2008 đạt được tiến triển mang tính đột phá.

Ngọc Bích (Biên dịch tổng hợp từ Thời báo Chứng khoán Trung Quốc)

eZ Publish™ copyright © 1999-2024 eZ systems as