itaexpress / Tin ITA / Thế giới / Tin tức / Ngân hàng thế giới thúc giục giải quyết tình trạng giá thực phẩm leo thang

Ngân hàng thế giới thúc giục giải quyết tình trạng giá thực phẩm leo thang

Chủ tịch Ngân hàng thế giới vừa thúc giục chính phủ các nước giải quyết tình trạng giá thực phẩm tăng cao để ngăn chặn tình trạng bạo lực đẫm máu tại các nước đang phát triển.

Hồi đầu tuần, ông Robert Zoelick, Chủ tịch Ngân hàng thế giới, đã kêu gọi chính phủ các nước thực thi các biện pháp khẩn cấp để đối phó tình trạng giá thực phẩm tăng nhanh đang gây ra nạn đói và bạo lực tại nhiều quốc gia.

Ông Zoelick cho rằng cộng đồng quốc tế cần phải “sử dụng tiền của mình cho nhu cầu thực phẩm” và hãy giúp đỡ những người bị đói. “Đơn giản chỉ có vậy”.

Ông kêu gọi chính phủ các nước phải nhanh chóng thực hiện cam kết đến ngày 1-5 viện trợ khẩn cấp 500 triệu Mỹ kim cho Chương trình lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc (WFP).

“Đã đến lúc các chính phủ cần nhanh chóng thực hiện các cam kết và các nước còn lại nên bắt đầu xúc tiến,” ông Zoellick nói và cho biết thêm giá thực phẩm vẫn tiếp tục tăng kể từ khi WFP ra lời kêu gọi các chính phủ tăng cường việc đáp ứng nhu cầu lương thực.

Sau cuộc họp của Ủy ban phát triển xây dựng chính sách của Ngân hàng Thế giới, ông Zoellick cho biết sự sụp đổ của chính phủ tại Haiti cuối tuần qua sau làn sóng bạo lực cướp bóc đẫm máu phản đối giá thực phẩm tăng chứng tỏ cộng đồng quốc tế cần có hành động nhanh chóng. Một cảnh sát của LHQ đã thiệt mạng hôm chủ nhật tại thủ đô Haitti.

Ông Zoellick cho biết các hội nghị tài chính quốc tế “luôn xoay quanh chủ đề này,” nhưng ông lưu ý cần có sự “tăng cường nhận thức và quan tâm” trongcác ngài bộ trưởng ngay bây giờ, họ phải “biến nó thành hành động thực tế”.

Ngân hàng Thế giới sẽ viện trợ thêm cho cho các chương trình lương thực Haiti 10 triệu Mỹ kim, ông nói “tôi hiểu nhiều nước khác cũng đang trông chờ sự trợ giúp”

Ông Zoellich cho rằng Ngân hàng Thế giới đang giúp đỡ nhiều nước khác thông qua các chương trình trợ cấp tiền mặt có điều kiện, cung cấp lương thực tại nơi làm việc và hạt giống cho vụ mùa mới.

Dựa vào các phân tích sơ bộ, ngân hàng này ước tính giá thực phẩm tăng gấp đôi trong 3 năm qua có thể đẩy người dân tại các nước thu nhập thấp lún sâu vào nghèo đói.

“Đây không chỉ là vấn đề về các nhu cầu ngắn hạn - vốn rất quan trọng,” ông Zoellick nói và nhận xét thêm: “Điều này còn giúp đảm bảo cho các thế hệ tương lai không phải trả giá”

Ông Zoellick cho biết Ngân hàng Thế giới và các tổ chức cùng một kiểu với nó, Quĩ tiền tệ Quốc tế, đã kết thúc 2 ngày thảo luận các vấn đề về khủng hoảng tài chính toàn cầu và giá năng lượng, thực phẩm tăng cao.

Chủ tịch IMF cũng lên tiếng cảnh báo về giá thực phẩm tăng cao khi nói rằng nếu như mức giá tiếp tục cao như hiện nay, nó sẽ gây hậu quả nghiêm trọng tại nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là tại châu Phi.

Ông Dominique Strauss-Kahn cho biết thêm sự phát triển trong những năm gần đây có thể bi thiêu hủy bởi sự leo thang của giá thực phẩm, nó có thể gây ra nạn đói và sự mất ổn định cho các chính phủ. “Chúng ta đang đối mặt với vấn đề hết sức nghiêm trọng,” ông nói.

Ông Dominique Strauss-Kahn nói rằng vấn đề có thể tạo ra sự mất cân bằng cán cân thương mại gây ảnh hưởng tới các đầu tàu kinh tế thế giới , “do vậy nó không đơn thuần là vấn đề nhân đạo”.

Ông cho rằng nếu giá cả tiếp tục leo thang, “Hàng nghìn, hàng trăm nghìn người sẽ bị chết đói. Trẻ em sẽ bị suy dinh dưỡng và các hậu quả cho cả cuộc sống sau này của chúng.”

Bộ trưởng tài chính Mexico, ông Agustin Carstens, chủ tịch Ủy ban phát triển chính sách Ngân hàng Thế giới cho biết các quan chức cần phải “nỗ lực gấp đôi” để giúp những người nghèo nhất. Ông cho biết các chính phủ sẵn sàng “chi tiền trợ giúp”, nhưng các nhà tài trợ cần phải “mo hau bao cua ho”

Ông phát biểu một nền kinh tế thế giới mở cửa có vai trò quyết định tới thịnh vượng toàn cầu, cần hoàn tất nhanh các cuộc đàm phán thương mại thế giới.

Ông Zoellick cho rằng Ủy ban phát triển của Ngân hàng Thế giới ủng hộ lời kêu gọi của ông “Một thỏa thuận mới cho chính sách lương thực toàn cầu” nhằm tăng năng suất nông nghiệp tại các nước nghèo, cải thiện quyền sử dụng thực phẩm tại các trường học và nơi làm việc, và giúp đỡ các chủ trang trại nhỏ.

Ông nói đầu tháng này Ngân hàng Thế giới sẽ tăng gần gấp đôi số tiền cho nông nghiệp ở Châu Phi từ 450 triệu lên 800 triệu Mỹ kim.

Ông Zoellich đã kêu gọi các nước trích 1% từ quĩ thặng dư của các chính phủ (SWF), quĩ vốn khổng lồ thuộc sở hữu nhà nước, đầu tư vào Châu Phi. Nó có thể cung cấp 30 tỉ Mỹ kim cho sự tang truong của Châu Phi.

Ngân hàng Thế giới sẽ thảo luận với các quốc gia có nguồn quĩ này, chủ yếu tại châu Á và Trung Đông, thông qua Cơ quan tài chính quốc tế (IFC), cơ quan độc lập của Ngân hàng Thế giới.

Ông Zoellich nói: “Nghèo đói, suy dinh dưỡng và chính sách lương thực là chủ đề hiện nay tại các phiên họp cuối tuần này, và tôi tin rằng chúng ta đã đạt được tiến bộ.” Ông nói thêm, “Nhưng điều quan trọng vẫn phải tiếp tục nhiệm vụ trọng tâm này khi chúng ta rời Washington.”

Việt Thắng và Đình Thao (Theo CNN)