itaexpress / Tin ITA / Thế giới / Tin tức / Phản ứng của Trung Quốc

Phản ứng của Trung Quốc

Truyền thông Trung Quốc đã giữ im lặng sau khi nhận tin Nhật Bản lần đầu tiên thử nghiệm thành công vụ bắn hỏa tiễn SM-3 triệt hạ một tên lửa địa đạo phóng đi từ một căn cứ hỏa tiễn của Mỹ tại Hawaii.

Báo chí nước này không có phản ứng gì ngoài việc lưu ý rằng các hỏa tiễn của Nga có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ BMD của Mỹ.

Cho đến khá gần đây, vẫn chưa có những hệ thống phòng thủ tin cậy đối phó với các loại tên lửa đạn đạo.

Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, các siêu cường là Hoa Kỳ và Nga đã cố gắng xây dựng các hệ thống BMD làm vô hiệu hóa các mối đe dọa về tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của nhau.

Ổn định và hòa bình không được bảo đảm một khi các thành phố và công dân của cả hai nước vẫn còn có thể bị tổn thương do các cuộc tấn công hạt nhân - nỗi sợ hãi bị trả đũa đã làm cho không nước nào dám ra tay tấn công trước.

Hệ thống BMD có thể giải quyết được nỗi lo đó, nhưng cũng có thể cũng làm môi trường chiến lược mất ổn định.

Do đó, vào đầu những năm 1970, hai siêu cường đã đồng ý hạn chế các thử nghiệm BMD thông qua Hiệp ước ABM về chống tên lửa đạn đạo. Đã có một lần Tổng thống Bush từng hủy bỏ hiệp ước và ra lệnh triển khai hệ thống BMD nhằm bảo vệ các tài sản của Hoa Kỳ và đồng minh.

Nga và Trung Quốc đã cảm thấy rất bức xúc vì việc này.

Chính sách của Nga và Trung Quốc

Nga, vốn không thể duy trì các lực lượng quân sự với vũ khí thông thường diện rộng, đã tập trung vào lực lượng với vũ khí được trang bị trọng yếu tên lửa hạt nhân nhằm ngăn chặn tất cả các đe dọa đối với các quyền lợi quốc gia của nước này.

Các thử nghiệm của Hoa Kỳ nhằm xây dựng các hệ thống BMD khiêm tốn ở Châu Âu đã làm cho Matxcơva giận giữ và Kremlin đã đe dọa các cơ sở như vậy ở trên đất châu Âu, thậm chí chỉ vì các hỏa tiễn của Nga hoạt động dựa trên một hệ thống 'tự động' vốn có thể coi các hệ thống BMD của Mỹ như các mối đe dọa đối với Nga.

Trung Quốc đến nay mới chỉ đầu tư khiêm tốn vào các lực lượng chiến lược của mình, xây dựng vừa đủ một lực lượng, bao gồm khoảng 24 hỏa tiễn ICBM loại CSS-4-silo-based và một vài hỏa tiễn ICBMs cơ động loại DF-31, nhằm răn đe những quốc gia thách thức tiềm tàng mà trong đó Hoa Kỳ thường được nhắc đến tên nhiều nhất.

Trung Quốc cũng đã triển khai hàng trăm tên lửa tầm ngắn chĩa về phía Đài Loan, dọc theo bờ biển tỉnh Phúc Kiến.

Kể từ khi Trung Quốc thử nghiệm các hỏa tiễn gần Đài Loan vào giữa thập niên 1990, Hoa Kỳ và Nhật Bản càng trở nên thân cận hơn và mở rộng liên minh quân sự của hai nước bao gồm cả việc phòng ngự đối với Đài Loan và nhắm mục tiêu vào bất cứ mối đe dọa nào từ phía Trung Quốc.

Quyết tâm của Bắc Kinh ngăn cản độc lập trên cơ sở pháp lý của Đài Loan, bằng vũ lực nếu cần thiết, là một "giá trị nòng cốt' không cho phép bất cứ một trở ngại nào.

Nằm ở trung tâm của mối đe dọa này là khả năng của Trung Quốc ngăn chặn sự can thiệp của Hoa Kỳ hay Nhật Bản vào khả năng phòng thủ của Đài Loan sử dụng các tiềm năng gắn với các hỏa tiễn đạn đạo của nước này.

Ngày nay, với việc hệ thống phòng thủ BMD Hoa Kỳ - Nhật Bản có vẻ có thể bắn hạ các hỏa tiễn của Trung Quốc, yếu tố cốt yếu đối với khả năng 'tự chủ' này của Trung Quốc đối với Đài Loan, và nói chung trên trường thế giới, trở nên bị đe dọa.

Do đó, Bắc Kinh rất có vẻ sẽ có những bước đi củng cố độ tin cậy của lực lượng tên lửa hạt nhân của họ. Tóm lại, hiện nay, một cuộc chạy đua bất ổn về vũ khí tên lửa có thể trở nên không tránh khỏi.

Theo BBC