itaexpress / Tin ITA / Kinh tế / Trong nước / Kinh tế Việt Nam năm nay đạt 8,4%

Kinh tế Việt Nam năm nay đạt 8,4%

Kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng 8,4% trong năm 2007, với mức lạm phát có nhiều khả năng sẽ qua mặt.

Dự đoán mức lạm phát tăng 8,3% cao hơn năm ngoái, do vật giá tăng đối với các mặt hàng chính như thực phẩm, xăng và vật liệu xây dựng.

Tổng cục Thống kê dự đoán chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có thể tăng đến 12,63% sau khi chỉ trong tháng 12 đã tăng gần 3% so với tháng 11.

Giá thực phẩm trong tháng này có thể tăng đến 15,5% so với cùng tháng năm ngoái.

Nhưng trong họp phiên thường kỳ tháng 12 mới đây của chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề ra chỉ tiêu tăng trưởng trong năm 2008 phải đạt 9% và chỉ số tăng giá cả thấp hơn tốc độ tăng GDP.

Những người chỉ trích nói chính phủ 'chơi chữ' vì nếu chỉ số tăng giá chính là mức lạm phát, hay tác động đến lạm phát, thì có vẻ từ năm 2005 họ đã không kiểm soát được.

Đầu tư nước ngoài

Tích cực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và tính bền vững của nền kinh tế

Theo Bộ Kế hoạch đầu tư, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cả năm 2007 đạt con số kỷ lục 20,3 tỉ USD.

Lượng vốn đăng ký năm nay đã tăng hơn 69% so với năm 2006 (12 tỉ USD) và vượt hơn 53% so với kế hoạch cả năm 2007 (13 tỉ USD).

Đây là năm thu hút vốn đầu tư cao nhất kể từ khi có luật đầu tư nước ngoài đến nay.

Các phóng viên cho biết các nhà đầu tư đang quan tâm đến tiềm năng của các Khu công nghiệp.

Bên cạnh đó FDI năm nay đã bắt đầu có sự chuyển hướng mạnh mẽ vào mảng dịch vụ, với tổng số vốn đăng ký hơn 8,5 tỉ USD.

Thu hút nhiều vốn nhất là các dự án đầu tư trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng ở Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương với qui mô hàng chục đến hàng trăm triệu USD.

Ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài, được báo chí trích dẫn cho rằng cả hai xu hướng trên đều phản ánh đúng thực trạng nền kinh tế của Việt Nam hiện nay cũng như định hướng đầu tư đặt ra trong thời gian qua.

Theo BBC