itaexpress / Tin ITA / Sức khỏe / Cẩm nang sức khỏe / Caffeine: Lợi ít hại nhiều

Caffeine: Lợi ít hại nhiều

Caffeine có trong cà phê không những

không giúp ích cho cơ thể mà còn

có tác dụng ngược lại

Caffeine là chất kích thích có trong nhiều loại thực phẩm. Bên cạnh tác dụng giúp tỉnh táo tạm thời, chất này ẩn chứa nhiều nguy hại, nhất là đối với trẻ em.

Từ nước tăng lực đến những loại bánh kẹo có cà phê đều chứa caffeine. Nhờ chất này mà thực phẩm trở nên hấp dẫn hơn.

Khi cầm một lon nước tăng lực, bạn hãy nhìn vào cột thành phần của nó và xem dòng chữ chỉ hàm lượng caffeine. Nhờ có sự góp mặt của chất này nên sau khi uống, bạn sẽ cảm thấy tinh thần sảng khoái, tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, các bác sỹ cho biết, nếu lạm dụng quá mức hàm lượng caffeine, lâu dần bạn sẽ có thể gánh chịu hậu quả khôn lường.

Những tác hại của caffeine

Caffeine có tác dụng khử nước. Do đó nếu trẻ em từ độ tuổi học cấp 1 tiêu thụ quá nhiều sản phẩm chứa caffeine thì quá trình phát triển cơ thể sẽ gặp nhiều nguy hại. Trẻ sẽ luôn cảm thấy chóng mặt và dễ ngất xỉu. Ngoài ra, trẻ còn có thể gặp một số triệu chứng khác như hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, ói mửa, tiêu chảy hoặc run lập cập. Khi sử dụng caffeine quá liều, trẻ em thường có biểu hiện mà các bác sỹ dễ nhầm với chứng hiếu động thái quá.

Không chỉ riêng trẻ em, caffeine cũng gây nguy hại cho người lớn. Nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều chất này sẽ khiến tim đập nhanh hơn, dễ dẫn đến nguy cơ lên cơn đau tim.

Nhiều người thường nhờ nước tăng lực hay cà phê để thấy tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, cảm giác tỉnh táo chỉ là tạm thời. Kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy caffeine trong cà phê hay nước tăng lực không những không giúp ích cho cơ thể mà còn có tác dụng ngược lại. Đó là hàng loạt các biểu hiện mất tập trung, mất ngủ vào ban đêm, mỏi mệt và thường gà gật vào ban ngày.

Phòng ngừa tác hại của caffeine

Bạn biết mình đã lỡ nghiện các sản phẩm có chứa caffenie và quyết tâm không thèm dùng tới chúng? Điều này thật khó, bởi hiện nay các sản phẩm chứ caffeine rất đa dạng và phổ biến. Từ miếng chocolate, viên kẹo cà phê đến một ngụm nhỏ nước ngọt đều có chứa chất này. Do đó, cách tốt nhất là nên hạn chế sử dụng các sản phẩm trên.

Nhiều người nghĩ rằng, những sản phẩm có chứa caffeine không gây hại cho người lớn thì cũng sẽ không gây hại cho trẻ em. Theo các chuyên gia, cơ thể trẻ em khác với cơ thể của người lớn, chỉ cần hấp thụ hơn 100 milligram caffeine/ngày cũng có thể dẫn đến chứng cao huyết áp. Do đó, nếu trẻ ăn ngủ điều độ và đủ dưỡng chất thì chúng đã thừa năng lượng, không cần thiết phải nhờ đến các sản phẩm tăng lực.

Ngoài ra, để kiểm tra trẻ có nghiện caffeine hay không, bạn hãy ngưng cho trẻ ăn, uống những loại thực phẩm có chứa chất kích thích này trong vòng 24 giờ. Nếu trẻ có các biểu hiện kém linh hoạt, lờ đờ, hay nhức đầu thì rõ ràng trẻ đã nghiện. Bạn phải cho trẻ ngừng sử dụng ngay lập tức.

Tin vui cho những người nghiện caffeine là không khó để chia tay thói quen ăn uống. Các sản phẩm có chứa caffeine như một số chất kích thích khác.

Mách bạn

Rất khó để xác định hàm lượng caffeine trong thực phẩm. Bởi vì đa số các sản phẩm trên thị trường không công khai chính xác hàm lượng chất này. Dưới đây, chúng tôi cung cấp cho bạn hàm lượng caffeine trong một số loại thực phẩm phổ biến. Hàm lượng này có thể thay đổi tùy thuộc vào nhãn hiệu sản phẩm và cách thức pha chế.

Sản phẩm/hàm lượng caffeine
1 tách cà-phê hòa tan 250ml/60mg
1 tách cà-phê phin 250ml/80mg
1 tách trà 250ml/27mg
1 tách cà-phê espresso/107mg
60g bột sô-cô-la/5-15mg
60g bột sô-cô-la đen/10-50mg
1 tách sô-cô-la nóng 250ml/5-10mg

(Theo TT & GĐ)