itaexpress / Tin ITA / Sức khỏe / Cẩm nang sức khỏe / Chăm sóc đôi tai của bạn

Chăm sóc đôi tai của bạn

Nguồn: www.tchain.com

Một làn da sẽ đẹp hơn nếu được chăm sóc thường xuyên. Một đôi tai sẽ nhạy bén hơn nếu mỗi ngày, bạn dành cho chúng thêm một chút quan tâm.

Dấu hiệu của một đôi tai “ngễnh ngãng”

- Thấy mọi người giọng ai nói cũng bé tí, khi vào chỗ đông đúc thì hầu như chẳng phân biệt rõ người nào đang nói cái gì!

- Tăng volume toàn bộ các thiết bị âm thanh như tivi, dàn máy…

- Liên tục “hả?! cái gì?!” và yêu cầu người đối diện lập lại điều vừa mới nói.

- Không nghe được những âm thanh vừa và nhỏ như tiếng chuông điện thoại ở phòng bên cạnh.

- Thường bị choáng váng, chóng mặt (cái này là do trong tai có bộ phận giữ thăng bằng cho cơ thể, tai có vấn đề thì bộ phận này cũng dễ trục trặc theo luôn).

- Đau nhức tai và mệt mỏi do luôn phải cố hết sức lắng nghe mức âm thường.

- Ù tai, cảm giác rung rung hay nghe như có tiếng sóng rầm rì trong tai.

Để tai luôn khoẻ

Cách đơn giản nhất để nghe headphone an toàn là bạn phải để mức volume sao cho còn nghe được tiếng người khác gọi mình. Nếu không, chỉ sau 5 năm nghe headphone liên tục, 20% thính giác sẽ không cánh mà bay. Ngoaì ra, hãy chú ý những điều sau:

- Người bên cạnh cũng có thể nghe thấy tiếng nhạc qua đôi headphone trên tai bạn đồng nghĩa với mức volume quá giới hạn rồi đấy!

- Kiểm tra huyết áp thường xuyên để tránh việc máu dồn lên não làm hỏng hóc các tế bào thần kinh.

- Ăn uống điều độ, chăm chỉ thể dục không chỉ tốt cho sức khoẻ mà còn khuyến mãi cho bạn đôi tai nhạy bén.

- Nếu tiền sử gia đình có người bị khuyết tật về tai, bạn nên đi khám định kì để phát hiện và điều trị sớm những dấu hiệu “ngễnh ngãng”.

- Nếu ồn không chịu được thì cứ bạn cứ tuỳ nghi mà dùng hai tay bịt tai lại! Đeo dụng cụ bảo vệ tai như cái nút tai khi phải vào trong vùng quá ồn ào, một ít bông gòn đút tai cũng có thể giảm bớt nguy hiểm cho đôi tai của bạn khi nhà hàng xóm đang sửa chữa.

- Thường xuyên kì cọ thật sạch tai bằng nước và khăn mềm, sau đó dùng bông ngoáy tai ngoáy nhẹ sẽ giúp cho tai thật sạch sẽ và khô ráo

- Massage vành trước và sau tai bằng các ngón tay mỗi ngày khoảng 15 phút để thư giãn đôi tai

Cường độ âm thanh

20 Db Giọng thì thầm hay tiếng côn trùng vo ve
60 Db Mức trò chuyện bình thường
80 Db Âm thanh trên đường phố
90 Db Tiếng xe máy. thường xuyên n Nghe ở mức này sẽ hạ dần thính giác của bạn sau một thời gian.
100 Db Công trường sửa chữa, xây nhà, máy nghe nhạc mở volume bình thường. ở mức này thì 15 phút là giới hạn an toàn cho tai.
120 Db Ô tô, xe tải… không nên để tai “chịu trận” quá 1 phút
140 Db Các nơi diễn ra liveshow ca nhạc, xe cấp cứu, xe chữa cháy… cẩn thận ngay nhé!

Điểm danh các loại tai nghe

Loại ôm hết tai: có khả năng cách âm cao, nhờ thế chất lượng âm thanh sẽ ổn hơn, và lớp mút mềm quanh headphone cũng rất tốt cho tai. Nhưng nhớ đừng chọn cái quá chật, ôm tai chặt cứng sẽ làm cho đầu và vành tai rất đau sau khi nghe nhạc.

Loại ôm nửa tai: nhỏ gọn, có lớp mút mềm bám hờ lên tai, chỗ nối vòng qua sau gáy, bắt qua đầu hay kiểu nửa vòng tròn đeo vào vành tai. Chất lượng âm thanh không bằng loại trên, cách âm cũng kém hơn một tẹo nhưng các teen ra đường lại khoái dạng này nhất vì âm thanh lớn lại đỡ được khoản mang vác cồng kềnh.

Loại “ống nút” vào tai: cách âm ổn, “tí hin” nhất nên teen nào cũng chuộng. Nhưng loại này làm đau ống tai do phải nhét hẳn vào trong tai, tương lai cũng đầy nguy cơ vì sóng âm từ máy tác động trực tiếp vào thẳng màng nhĩ!

Chăm sóc headphone: Tránh nước, chất lỏng và các hoá mỹ phẩm rơi vãi vào tai nghe của bạn. Tốt nhất là đừng có đang hấp tóc, uốn tóc, nhuộm tóc… lại hứng chí đeo vào tai cái headphone đấy nhé!

Q&A

@ Có nên… wax lông tai không?

Không cần! Lông tai là để bảo vệ tai bạn khỏi bị lạnh, giữ lại bụi bặm (mà “thành phẩm” chính là ráy tai đấy ạ!) và giúp “đánh động” cho cơ thể ngay khi có con côn trùng nào nghịch ngợm… chui vào tai. Khi tắm, bạn chỉ cần rửa phía ngoài và vành tai thật sạch sẽ rồi ngoáy lại tai bằng bông ngoáy là ổn lắm rồi. Chừng nào tai đầy nghẹt lông thì bạn hẵng nhờ ai đó khéo tay cẩn thận cắt bớt thôi!

@ Bệnh điếc có di truyền không?

Đáng tiếc là rất có thể! Nếu trong phả hệ nhà bạn có người từng bị mất thính giác thì tốt nhất bạn cứ phải đi khám thường xuyên lên và nhớ phải chăm chút thật cẩn thận để tránh trường hợp “khi phát hiện thì việc đã rồi” nhé!

Mai Phương