itaexpress / Tin ITA / Sức khỏe / Cẩm nang sức khỏe / Mất ngủ và những lời khuyên

Mất ngủ và những lời khuyên

Ảnh minh hoạ.

Căn bệnh mất ngủ như một nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với nhiều người có tuổi. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại của chúng ta ngày nay, căn bệnh này không chỉ phổ biến ở người già. Ngày càng có nhiều người trẻ tuổi, thậm chí trong giới học sinh sinh, sinh viên bị mắc căn bệnh này.

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh mất ngủ: căng thẳng, trầm uất, mệt mỏi, lo lắng, quá nhiều việc ở trường, ở cơ quan… Các nhà nghiên cứu đã phân chia căn bệnh này làm nhiều loại, tương ứng với mỗi loại là những lời khuyên hữu ích.

Khó vào giấc ngủ

Đêm đã khuya nhưng bạn mãi vẫn cứ trằn trọc trên giường. Hàng giờ đồng hồ trôi qua nhưng bạn vẫn không thể ngủ. Hiện tượng này diễn ra khá lâu và nó trở thành nỗi ám ảnh mỗi khi bạn lên giường.

Lời khuyên: Tránh hoàn toàn dùng các loại đồ uống kích thích (cà phê, chè, vitamin C) từ buổi chiều cho đến lúc bạn đi ngủ. Không nên tập thể dục hoặc làm các công việc trí óc mệt mỏi trước khi đi ngủ. Không nên đi ngủ quá sớm (nên lên giường sau 22h).

Khi nằm trên giường, bạn nên thả lỏng người, hít thở nhẹ nhàng và không suy nghĩ đến công việc hay những điều phiền toái. Thực hiện theo lời khuyên này, dần dần bạn sẽ vào giấc ngủ nhanh hơn.

Càng nhiều tuổi, càng khó ngủ

Khi về già, chúng ta ngủ ngày càng ít. Một thanh niên có thể ngủ 9 tiếng/ngày nhưng một người trung niên chỉ có thể ngủ từ 6 – 7 tiếng/ngày.

Lời khuyên: Bạn phải thích nghi với sự thay đổi của cơ thể. Buổi sáng, hãy dậy đúng giờ ngay cả ngày nghỉ. Tránh không ngủ dậy muộn vào buổi sáng và ngủ quá nhiều buổi trưa (bạn chỉ nên ngủ trưa khoảng 15 – 20 phút). Điều này sẽ làm cho cơ thể bạn bị xáo động và mệt mỏi

Tỉnh giấc quá sớm

Bạn ngủ ngon, nhưng bạn lại thường tỉnh giấc khi con gà chưa cất tiếng gáy. Và do đó bạn thường phải dậy để làm việc, xem vô tuyến, đọc báo… Đến gần sáng, bạn lại buồn ngủ và ngủ thiếp đi. Thật kinh khủng, bạn thường xuyên bị muộn làm và cả ngày mệt mỏi. Hiện tượng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh trầm uất của bạn.

Lời khuyên: Trước tiên cần phải chú ý tới sức khoẻ của bạn. Đi khám bác sỹ tâm lý là điều cần thiết, bác sỹ sẽ kê đơn thuốc cho bạn.

Ngủ không sâu

Bạn vẫn ngủ 8 tiếng/ngày thấm chí ngủ hiều hơn thế. Nhưng cả đêm bạn cựa quậy không yên và ngáy liên tục. Hậu quả là cả ngày bạn vẫn thèm ngủ và mệt mỏi. Có thể bạn bị ngừng thở khi ngủ (trường hợp này chiếm 1/10 căn bệnh mất ngủ). Bạn ngừng thở trong vài chục giây. Hiện tường này thường gặp ở những người có độ tuổi 40 - 50 và thường là những người thừa cân.

Lời khuyên: Hãy đi khám bác sỹ. Bác sỹ sẽ cho bạn một phương pháp điều trị căn bệnh này cụ thể.

Dạ Thảo (Theo VTC News)