itaexpress / Tin ITA / Thể thao - Giải trí / Âm nhạc / Nhạc sĩ Phạm Tuyên quá xứng đáng nhận giải thưởng cao nhất

Nhạc sĩ Phạm Tuyên quá xứng đáng nhận giải thưởng cao nhất

Sau khi Người Lao Động Online đăng bài viết “Xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh: “Quên” nhạc sĩ Phạm Tuyên” đông đảo bạn đọc đã gửi ý kiến chia sẻ quan điểm về việc này.

Xứng đáng nhận giảiHàng triệu người dân Việt Nam cảm thấy nhạc sĩ xứng đáng với danh hiệu cao quý, danh giá nhất ở Việt Nam” – bạn Tran Thi Ngoc Hai nhận định. Bạn đọc Trần Trọng Bình cảm ơn nhạc sĩ Phạm Tuyên vì "đã để lại cho thế hệ thứ tư chúng cháu nhiều tình cảm về đất nước, con người Việt Nam - đặc biệt về Bác Hồ kính yêu qua các ca khúc bất hủ. Cuộc đời bác đã "nhả tơ" nhiều rồi, tâm huyết và tình cảm của bác đã và đang sống mãi với thời gian, thế là đủ, phải không bác?”

Đồng cảm với ý kiến trên, bạn đọc Khắc Hiếu bày tỏ: “Từ thuở ấu thơ cháu đã đuợc nghe những ca khúc của Bác về đất nước, về Bác Hồ... Chính những giai điệu đẹp này làm cho chúng cháu thêm yêu quê hương đất nuớc. Mọi người yêu thích những ca khúc của bác… Cháu nghĩ đó là tình cảm mọi người yêu âm nhạc chân thành dành cho bác, điều đó không gì mua được”.

Một bạn đọc lấy tên Người Dân ca ngợi: “Những ca khúc của ông rất kịp thời, động viên phong trào, khí thế nhân dân rất cao. Tôi còn nhớ bài hát về đánh máy bay B52 năm 1972 của ông, bài hát về chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Bài hát "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng" ra đời ngay buổi chiều 30-4-1975, hầu hết người Việt Nam trong nhiều năm sau 1975 ai cũng thuộc bài này. Chỉ cần những đóng góp "nhỏ nhoi" ấy thôi tôi thấy ông quá xứng đáng nhận giải thưởng ở mức cao nhất”. “Đánh giá công lao của nhạc sỹ, phải đánh giá giá trị của tác phẩm có sâu lắng trong lòng người không, phải xem sức lan tỏa của tác phẩm, sự thôi thúc mọi thế hệ trong mỗi hoàn cảnh của tác phẩm. Phạm Tuyên đã có vô vàn tác phẩm ăn sâu trong tâm thức của nhiều người, nhiều thế hệ. Tác phẩm của Phạm Tuyên có ở thiếu nhi, ở đoàn thanh niên, ở anh bộ đội, người nông dân, đặc biệt là những bài ca ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ. Tất thảy những bài ca ấy thôi thúc chúng ta không ngừng tiến bước trên mỗi chặng đường” – bạn đọc Tiến Trình khẳng định. Ngán cơ chế "xin-cho" Không chỉ bày tỏ sự yêu mến với nhạc sĩ Phạm Tuyên, nhiều bạn đọc còn chán ngán với cơ chế "xin-cho" cùng những thủ tục rối rắm của các giải thưởng này. “Có một điều còn ý nghĩa hơn những giải thưởng... Đó là tình yêu, lòng mến mộ, sự kính trọng và biết ơn mà triệu triệu trái tim yêu nhạc đã dành cho nhạc sĩ Phạm Tuyên. Nhưng dù thế nào cũng xin đừng dùng cụm từ "cơ chế xin-cho". Đau lòng lắm người ơi...” – bạn đọc Phạm Thuyến bày tỏ.
Bức xúc, bạn đọc Nguyễn Thị Hồng gay gắt: “...Một nhạc sĩ cống hiến hết mình cho âm nhạc mà trong lòng triệu triệu trái tim đã ghi nhận, tại sao lại còn phải "đặc cách"?...”.
Độc giả Nguyễn Long day dứt: “Tại sao lại cứ bắt người xứng đáng được tặng giải thưởng phải làm hồ sơ nhỉ? Đây là việc “tặng” giải thưởng chứ đâu có phải “xin” giải mà phải làm đơn, hồ sơ? Nếu không tặng giải thưởng này cho nhạc sĩ Phạm Tuyên như một trong số những người được tặng thì thất thố quá!” Theo độc giả Trần Nguyễn thì nếu nhạc sĩ xứng đáng thì phải phong tặng chứ không phải đợi nhạc sĩ làm đơn mới xét duyệt. Đã đến lúc, cơ chế xin-cho phải thay đổi Người có trách nhiệm cần xem lại Tài năng, đóng góp của nhạc sĩ Phạm Tuyên không phải bàn cãi nữa. Hơn 700 bài hát đi vào lòng dân của ông đã chứng minh điều đó. Nếu nhạc sĩ không được xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh thì thật thiếu xót. Nhiều bạn đọc đề nghị cơ quan chức năng nên nhìn nhận lại vấn đề này. “Có lẽ Thủ tướng hoặc Bộ trưởng phải có tiếng nói để sự việc được giải quyết. Nhạc sĩ Phạm Tuyên là nhạc sĩ lớn của Việt Nam. Đối với một người nổi tiếng, đạo đức, tài năng như nhạc sĩ mà còn vất vả như vậy thì quá là bất công... Xin những người có trách nhiệm xem lại...” – bạn đọc diemphuc tha thiết. Bạn đọc Chinh cho biết: “Tôi đề nghị thay đổi cách xét tặng giải thưởng như hiện nay. Cách làm như hiện nay tạo điều kiện cho cán bộ chúng ta quan liêu và thiếu trách nhiệm quá, ai nộp hồ sơ thì xét tặng, ai không nộp thì thôi. Ở đây trách nhiệm phải thuộc Bộ VH-TT-DL, khi xét tặng phải rà soát lại toàn bộ văn nghệ sĩ mình xem có thiếu sót ai không, ai là người xứng đáng mà không thấy hồ sơ xin xét tặng cũng phải tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao…”. Đa số bạn đọc đều cho rằng đã đến lúc các cơ quan chức năng nên nhìn lại cơ chế xét tặng giải thưởng cho nghệ sĩ. Mỗi mùa trao giải lại có thêm nhiều bất cập và những thiếu sót đáng tiếc. Có công bằng, nghiêm minh và thuận lòng khán giả thì những giải thưởng ấy mới có giá trị đúng như tên gọi cao quý của nó. B.T.Ph (Tổng hợp)