itaexpress / Tin ITA / Kinh tế / Thế giới / Đối phó với đồng dollar Mỹ yếu

Đối phó với đồng dollar Mỹ yếu

Trái ngược với sự tăng giá của đồng Euro và Yen so với Dollar Mỹ, sự tăng giá rất nhỏ của đồng Nhân dân tệ so với Dollar sẽ là phương tiện để đối đối phó với mức giá bán lẻ đang ngày càng tăng.

Trong khi Dollar Mỹ xuống giá mạnh so với các đồng tiền lớn như Euro và Yên Nhật, các chuyên gia đang đặt lòng tin vào đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ giúp người tiêu dùng Mỹ không phải gánh chịu mức chi phí lớn cho các hàng hóa tiêu dùng.

Trung Quốc là nước Mỹ nhập khẩu lượng hàng tiêu dùng lớn nhất, năm trước chiếm đến khoảng 14 % hàng hóa nhập khẩu của Mỹ, bao gồm đồ chơi, quần áo, giầy dép, trang thiết bị, đồ điện tử.

Do Mỹ đã nhập khẩu gần 500 tỷ USD hàng tiêu dùng năm trước, nỗi lo ngại chỉ còn là vấn để thời gian khi nào các nhà bán lẻ sẽ tăng giá để bù đắp lại chi phí họ nhập hàng hóa từ các nước khác.

Nhưng do đồng tiền của Trung Quốc có tỉ giá gắn chặt với dollar hơn so với các đồng tiền khác, mặc dù trước đây không như vậy, nó có vai trò như là “đồng tiền trung gian” cho người tiêu dùng Mỹ chống lại mức giá bán lẻ đang ngày càng tăng, Scott Hoyt, phụ trách chuyên mục kinh tế tiêu dùng với Moody, Economy.com

Cho đến nay, đồng NDT không có quan hệ với nhiều đồng tiền bị chi phối nhiều bởi đồng dollar, NDT chỉ tăng khoảng 3% so với đồng dollar Mỹ.

Hồng Kông là một nguồn hàng nhập khẩu khác của Mỹ, cũng có đồng nội tệ gắn chặt với dollar Mỹ. Điều đó có nghĩa là cả hai đồng tiền này đều tương đồng và do đó đồng dollar yếu sẽ không làm cho nhập khẩu từ Hồng Kông đắt đỏ hơn.

Khi so sánh, người ta nhận thấy rằng đồng Euro tăng 18.2%, Yên Nhật tăng 20% và Franc Thụy Sỹ tăng 22.5% so với dollar trong vòng hơn 12 tháng qua.

Do đó, nó làm cho các hàng hóa nhập khẩu có thương hiệu như Louis Vuiton, Prada và Burberry trở nên đắt đỏ hơn với người Mỹ.

Nhưng đồng NDT của Trung Quốc không phải là cách duy nhất giúp kiểm soát giá tiêu dùng.

Các nhà bán lẻ lớn như Wal-Mart và Target đang lo ngại về việc phải nâng mức giá các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày khi họ phải đối mặt với tình trạng hàng hóa tiêu thụ chậm chạp giữa lúc nhu cầu tiêu dùng đang ngày càng giảm.

Lo ngại đồng dollar yếu càng sâu sắc hơn

Trong bối cảnh này, Hoyt cho biết các nhà cung cấp và các nhà bán lẻ mong muốn gánh chịu phần tăng giá về họ hơn là đẩy gánh nặng đó cho người tiêu dùng.

Trong lúc giá thực phẩm và xăng đang ngày càng leo thang vì nhiều lý do, các báo cáo của chính phủ gần đây đã chứng tỏ rằng các gia đình Mỹ không phải chi trả nhiều hơn cho các loại hàng hóa khác.

“Ở Mỹ, khoảng 30-50% giá của hàng hóa do hoạt động marketing, vận chuyển và cất giữ bảo quản quyết định”, Marc Chandler, phụ trách chiến lược tiền tệ toàn cấu cùng Brown Brothers Harriman và phó giáo sư tại trường ĐH New York. “Đồng Dollar chỉ tác động phụ tới mức giá và mức tiêu dùng”

Nhưng một số nhà phân tích vẫn lo ngại về sự suy yếu của dollar Mỹ

“Đồng dollar yếu mà một nhân tố ảnh hưởng tới người tiêu dùng Mỹ, làm tăng lạm phát mức giá.” Frank Badillo, một nhà kinh tế bán lẻ cao cấp trả lời công ty tư vấn TNS Retail Forward.

Badillo cho biết người tiêu dùng hiện nay đang gánh chịu thiệt hại.

“Về lâu dài, trừ khi nền kinh tế và đồng dollar cải thiện, nếu không mức lạm phát sẽ còn lan sang ngành điện tử, đồ chơi và quần áo” Ông cho rằng “Người tiêu dùng sẽ càng phải gánh chịu mức giá ngày càng cao”

Đào Việt Thắng (Theo CNN)