itaexpress / Tin ITA / Kinh tế / Thế giới / Kinh tế Trung Quốc sẽ dẫn đầu thế giới

Kinh tế Trung Quốc sẽ dẫn đầu thế giới

Nền kinh tế Trung Quốc sẽ qua mặt nền kinh tế Hoa Kỳ vào năm 2035

Báo cáo của một tổ chức nghiên cứu Hoa Kỳ hôm thứ Ba 8/7 kết luận nền kinh tế Trung Quốc sẽ qua mặt nền kinh tế Mỹ vào năm 2035 và sẽ lớn gấp đôi vào giữa thế kỷ.

Bản báo cáo, do nhà kinh tế học Albert Keidel thuộc tổ chức Carnegie Endowment for International Peace thực hiện, cho biết sự tăng trưởng nhanh chóng nhờ vào nhu cầu nội địa nhiều thay vì dựa hàng hóa xuất khẩu, vốn sẽ trở nên bền vững vào những thập kỷ tới.

“Hoạt động kinh tế của Trung Quốc rõ ràng là không phải chuyện đầu voi đuôi chuột”, Keidel viết.

“Sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trung bình hơn 10% trong thập kỷ này và vẫn sẽ mạnh mẽ trong nửa năm đầu 2008. Do sự thành công của nước này trong những thập kỷ gần đây không còn dựa vào xuất khẩu, nhưng dựa vào nhu cầu nội địa, nên sự tăng trưởng này có thể tiếp tục tăng mạnh vào thế kỷ 21, khi mà giới hạn thị trường đã được mở rộng.”

Keidel, nguyên là kinh tế gia của Ngân hàng Thế giới và là viên chức của Cục Dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ, cho biết dù tính toán kiểu nào đi chăng nữa thì nền kinh tế Trung Quốc lớn nhất thế giới sẽ xẩy ra.

Theo những đánh giá dựa vào thị trường hiện nay, tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc là khoảng 3 ngàn tỷ Mỹ kim, trong khi Hoa Kỳ là 14 nghìn tỷ.

Dựa vào sức mua tương đương (PPP) được Ngân hàng Thế giới và các ngân hàng khác sử dụng để điều chỉnh sự thiếu xác thực chi phí lao động thấp, ông Keidel nói GDP của Trung Quốc gần bằng một nửa GDP của Hoa Kỳ.

Mặc dù điểm xuất phát thấp, nhưng nếu sự bành trướng của Trung Quốc diễn ra khắp nơi, gần nhanh bằng sự bành trướng của những nước hiện đại hóa châu Á khác tại thời điểm so sánh về sự phát triển, thì sức mạnh tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc sẽ lớn hơn sức mạnh tăng trưởng của nền kinh tế Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ này – cho dù nó được chuyển sang đô la”, Keidel viết.

“Thật vậy, các khác biệt trong đánh giá về PPP sẽ giảm xuống và cuối cùng sẽ biến mất”.

Các tính tóan của Keidel cho rằng nếu sử dụng phương pháp PPP thì Trung Quốc sẽ bắt kịp cường quốc kinh tế Hoa Kỳ vào năm 2020, với mức GDP tương đương 18 ngàn tỷ Mỹ kim.

Dựa trên phương pháp thị trường ngày được chấp nhận rỗng rãi hơn, thời điểm xẩy đến sẽ là năm 2035. Vào năm 2050, ông ước tính GDP Trung Quốc sẽ vào khoảng 82 nghìn tỷ Mỹ kim, trong khi Hoa Kỳ là 44 nghìn tỷ.

Theo ông Keidel, sự thay đổi kinh tế năng động này sẽ giúp cho Trung Quốc trở thành một cường quốc quan trọng trong các lãnh vực khác, trong đó có quân sự và ngoại giao.

Ông viết, “Sự nở rộ nền tài chính của Trung Quốc sẽ xâm nhập vào từng lãnh vực của các quan hệ quốc tế”.

“Vai trò lãnh đạo của các tổ chức quốc tế sẽ hướng về Trung Quốc. Vào thời điểm đó, phong trào này có thể bao gồm các tổ chức tương đương của Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, các ngân hàng phát triển quốc tế ở khu vực, và các cơ quan hữu trách khác. Nhiều cơ quan đầu não có thể sẽ chuyển đến Bắc Kinh và Thượng Hải”.

Tuy nhiên, theo báo cáo này, mức sống của người dân Trung Quốc vẫn còn ở mức thấp – với GDP bình quân đầu người ở Trung Quốc vào khoảng một nửa và 2/3 so với Hoa Kỳ vào năm 2050.

Ông Keidel nói rằng nghèo đói vẫn là vấn đề quan trọng ở Trung Quốc trong nhiều thập kỷ cho dù có sự tiến bộ đáng kể.

“Thật khó để cường điệu hóa Trung Quốc nghèo đến mức như thế nào cách đây 30 năm”, ông nói.

Tuy vậy, ông lưu ý, kể từ khi bùng nổ kinh tế: “Các mức độ bất bình đằng tại Trung Quốc đã gia tăng đáng kể từ năm 1978, làm tăng khả năng mà các nhóm bất bình sẽ đặt ra những vấn đề đủ nghiêm trọng để phá hỏng sự tăng trưởng lâu dài, do họ bị đẩy lùi về phía sau khi nền kinh tế bùng nổ”.

Thao Nguyễn (Theo AFP)