Miếng ghép còn thiếu của tăng trưởng

Nguyên nhân khiến các nền kinh tế không thể hồi phục mạnh mẽ chính là lực cầu quá yếu ớt. Các nước trên khắp thế giới đang gặp khá nhiều khó khăn để có thể lấy lại đà cho tăng trưởng kinh tế. Nguyên nhân là do thiếu hụt một nhân tố vô cùng đơn giản: lực cầu.
Trả lời phỏng vấn của CNBC, Roger Nightingale – chiến lược gia đến từ RDN Associates – cho rằng rất nhiều nhà báo, chính trị gia và cả những nhà phân tích thị trường tin rằng các nền kinh tế đang hồi phục ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, điều đó không chính xác. Trên thực tế, các số liệu không cho thấy sự đột biến mặc dù người ta đã nói về sự phục hồi trong suốt 18 tháng nay. Ở nhiều nơi, bức tranh được vẽ ra là doanh số bán ra khá thất vọng.
Theo Patrick Chovanec, chuyên gia đến từ công ty quản lý tài sản Silvercrest Asset Management, lực cản lớn nhất khiến kinh tế thế giới không đạt được tăng trưởng mạnh mẽ chính là lực cầu còn yếu ớt. Các chuyên gia kinh tế đều cho rằng phản ứng thông thường để đối phó với tình trạng này là chính phủ Mỹ phải hành động để tăng lực cầu nội địa thông qua kích thích tiền tệ hoặc tài khóa. Phân phối lại của cải cũng là một giải pháp. Mỹ phải làm điều này bởi nước này có vai trò là “người tiêu dùng cuối cùng” của thế giới.
Tuy nhiên, dường như nước Mỹ chưa thành công trong việc thúc đẩy lực cầu toàn cầu. Chương trình mua lượng khổng lồ trái phiếu của Cục dự trữ liên bang Mỹ mới chỉ có tác dụng ngăn chặn tín dụng sụp đổ trong suốt khủng hoảng tài chính mà chưa có nhiều tác động thúc đẩy chi tiêu.
Trong khi đó, ngân hàng HSBC cũng nhìn thấy vấn đề tương tự ở châu Á. Đầu tư ở các nền kinh tế mới nổi đã tăng trưởng nhanh hơn so với nhu cầu. Báo cáo của HSBC cho rằng mặc dù lương tăng lên, lực cầu chưa đủ mạnh để hấp thụ tất cả lượng cung từ các nhà máy ở châu Á.
HSBC cho rằng “thủ phạm” chính là tiền lương. Tăng trưởng tiền lương không theo kịp tăng trưởng GDP danh nghĩa.
Minh Anh
Theo Trí Thức Trẻ/CNBC
Tin đã đăng
- 18 nhà đầu tư ra giá mua tạp chí Forbes
- Mỹ cũng phải học các nền kinh tế mới nổi
- Làm nông không cần đất
- FED bắt đầu giảm gói kích thích kinh tế
- Thỏa thuận WTO tại Bali, indonesia: Có thể giúp các nước nghèo?
- Thủ tướng Thái Lan “vượt ải” bất tín nhiệm
- Việt Nam, “bài học kinh tế cho Myanmar”
- Mỹ thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ, chính phủ hoạt động trở lại
- Tăng bội chi ngân sách năm 2014 lên 5,3% để tăng trưởng GDP đạt 5,5%
- Nước Mỹ có thể vỡ nợ ra sao?