Sức mạnh chưa từ Tây sang Đông
Ở mức độ cao nhất, việc đi lên của châu Á sẽ tạo ra một thế giới đa cực chứ không phải đơn cực. Sẽ còn rất lâu nữa kỷ nguyên do châu Á thống trị mới bắt đầu.
Không nên tin vào giả thuyết về sự đi xuống của nước Mỹ và bình minh của kỷ nguyên châu Á.
Sẽ còn nhiều thập kỷ nữa Trung Quốc, Ấn Độ và những nước còn lại trong khu vực mới có thể vươn lên đứng đầu thế giới, đó là nếu họ có thể làm được điều đó.
Sức mạnh đang chuyển từ Tây sang Đông?
Chưa đến lúc tin vào điều này. Đã có rất nhiều cuốn sách viết về đề tài trên và người ta dễ cho rằng tương lai đang thuộc về châu Á. Một nhân vật nổi tiếng của khu vực này đã nói rằng: “Chúng ta đang bước vào một trang mới trong lịch sử thế giới, sự thống trị của phương Tây sẽ chấm dứt và thế kỷ của châu Á đã đến.”
Từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, kinh tế các nước châu Á tăng trưởng bền vững, sức mạnh về kinh tế cũng như tiềm lực quân sự các nước khu vực này vì thế cũng mạnh lên. Thế nhưng sẽ là một sự phóng đại nếu nói rằng châu Á sẽ vươn lên như một đối trọng áp đảo. Chỉ có thể nói rằng ở mức độ cao nhất, việc đi lên của châu Á sẽ tạo ra một thế giới đa cực chứ không phải đơn cực.
Châu Á vẫn chưa thu hẹp được khoảng cách về kinh tế và quân sự với phương Tây, Khu vực này sản xuất ra 30% trong tổng số sản lượng hàng hóa toàn thế giới, thế nhưng với dân số đông, GDP tính trung bình đầu người chỉ đạt 5.800USD trong khi con số này tại Mỹ là 48 nghìn USD.
Ngay cả với tốc độ tăng trưởng “nóng” như ở hiện tại, châu Á cũng sẽ mất 77 năm mới có thể có được mức thu nhập bình quân đầu người như Mỹ, Trung Quốc mất 47 năm, Ấn Độ mất 123 năm.
Dù trong bất kỳ trường hợp nào, không nên nói đến châu Á như một thực thể sức mạnh thống nhất, bởi ở hiện tại hay tương lai bởi ngay nội bộ châu Á cũng tồn tại rất nhiều sự cạnh tranh.
Sẽ không thể ngăn được sự đi lên của châu Á
Không nên quá trông đợi. Sự đi lên của châu Á gần đây có thể đảm bảo cho vị thế siêu cường về kinh tế. Goldman Sachs dự báo Trung Quốc sẽ vượt lên Mỹ về sản lượng kinh tế vào năm 2027 và Ấn Độ đuổi kịp Mỹ vào năm 2050.
Xét đến GDP tính bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng này của khu vực châu Á sẽ có thể vượt phương Tây trong thời gian không xa. Thế nhưng châu lục này gặp vấn đề lớn về nhân khẩu trong những thập kỷ tới. Năm 2050, 20% dân số châu Á sẽ bước vào tuổi già.
Dân số già gây ra sự trì trệ của kinh tế Nhật. Số lượng người già ở Trung Quốc sẽ tăng vọt vào khoảng giữa thập kỷ tới. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm trong khi chi phí y tế và hưu trí tăng cao. Ấn Độ là nước duy nhất không phải đương đầu với vấn đề đang cản trở đà tăng trưởng kinh tế của nhiều nước trong khu vực.
Vấn đề về môi trường và tài nguyên cũng sẽ cản trở đà tăng trưởng của nền kinh tế. Tình trạng ô nhiễm ngày một tệ hại. Châu Á thiếu nước sạch, vấn đề ô nhiễm không khí đang tác động xấu đến sức khỏe người dân. Nếu không tiến hành những thay đổi mạnh để tìm ra nguồn năng lượng tái sinh, châu Á sẽ thiếu năng lượng. Thay đổi khí hậu, nông nghiệp châu Á sẽ bị tàn phá nặng nề.
Khủng hoảng kinh tế sẽ dẫn đến khủng hoảng sản xuất thừa khi nhu cầu hàng hóa từ phương Tây giảm bớt. Các công ty châu Á, khi tiêu dùng nội địa chưa đủ mạnh, sẽ không bán được nhiều hàng ở thị trường trong nước. Mô hình phát triển phụ thuộc vào xuất khẩu của châu Á sẽ biến mất hoặc đóng vai trò thứ yếu trong động lực tăng trưởng kinh tế.
Bất ổn chính trị cũng sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của kinh tế châu Á. Bất ổn chính trị, quân sự tại Triều Tiên hiện là những yếu tố không mấy tích cực.
Châu Á sẽ đi đầu thế giới trong vấn đề đổi mới?
Điều này sẽ không diễn ra ít nhất trong cuộc đời của chúng ta. Nếu nhìn vào số lượng các nhà phát minh châu Á được Mỹ cấp bằng sáng chế đang tăng lên, rõ ràng Mỹ có ưu thế trong việc đổi mới. Năm 2008, nhà phát minh Hàn Quốc nhận 8.731 bằng phát minh do phía Mỹ cấp, con số này năm 1978 chỉ là 13.
Năm 2008, Mỹ cấp 37 nghìn bằng sáng chế cho người Nhật. Xu thế này đủ khiến một nghiên cứu đã"dám" xếp Mỹ đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng về sự đổi mới, sau Singapore, Hàn Quốc và Thụy Điển.
Dù nền kinh tế hàng đầu châu Á như Nhật Bản hay Hàn Quốc đang thu hẹp khoảng cách về phát minh đối với Mỹ, thế nhưng Mỹ vẫn luôn đi đầu, vượt trội so với các nước khác.
Năm 2008, tổng số bằng sáng chế cấp cho người Mỹ là 92 nghìn, gấp đôi tổng số bằng sáng chế của Hàn Quốc và Nhật. Số bằng sáng chế cấp cho người Trung Quốc và Ấn Độ còn thấp hơn nhiều.
Châu Á đang đổ tiền vào giáo dục. Các trường đại học châu Á sẽ không thể sớm trở thành trung tâm học tập và nghiên cứu hàng đầu của thế giới. Đại học châu Á không đóng góp tên tuổi nào trong danh sách 10 đại học hàng đầu của thế giới. Chỉ duy nhất có w:st="on"University of Tokyo của Nhật nằm trong danh sách 20 trường hàng đầu thế giới.
30 năm qua, chỉ có 8 người châu Á, 7/8 người này là người Nhật đã từng giành giải Nobel khoa học. Hệ thống giáo dục yếu kém của khu vực sẽ cản trở nỗ lực của châu Á trong việc xây dựng trung tâm nghiên cứu đẳng cấp như tại Mỹ.
Lợi thế về số lượng của nền giáo dục châu Á cũng không ấn tượng như những con số. Mỗi năm có khoảng 600 nghìn sinh viên ngành kỹ thuật Trung Quốc ra trường, con số đó tại Ấn Độ là 350 nghìn. Trong khi đó, mỗi năm tại Mỹ chỉ có khoảng 70 nghìn kỹ sư mới gia nhập thị trường lao động.
Dù những con số trên có thể cho thấy thế mạnh của châu Á trong vai trò là trung tâm tri thức của thế giới, thực tế số liệu đó đã phát đi tín hiệu sai lệch. Trên thực tế, khi tính toán chặt chẽ hơn về chất lượng, thế mạnh của châu Á biến mất.
Nghiên cứu từ McKinsey cho thấy quản lý các công ty đa quốc gia toàn cầu cho rằng chỉ 10% số kỹ sư của Trung Quốc, 25% kỹ sư Ấn Độ được xếp vào diện “có thể tuyển dụng được” trong khi con số này đối với kỹ sư Mỹ là 81%. Nhân lực châu Á mới chỉ mạnh về lượng chứ chưa phải về chất.
Trung Quốc sẽ thống trị châu Á?
Điều này sẽ không xảy ra. Năm 2009, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ vượt qua Nhật để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Là trung tâm kinh tế khu vực, Trung Quốc hiện đang góp phần tích cực vào việc hội nhập kinh tế châu Á. Tuy nhiên xét về nhiều yếu tố, trong đó có cả yếu tố chính trị, quân sự, kinh tế, khả năng trên sẽ không thể xảy ra.
Dù thế nào đi nữa, châu Á sẽ vẫn nâng được ảnh hưởng địa chính trị và kinh tế trong những thập kỷ tới. Châu Á hiện nay đã trở thành một đối trọng lớn trên thế giới. Thế nhưng khi nghĩ đến tương lai của châu Á không nên nghĩ quá xa. Tính đến yếu tố kinh tế, văn hoá và lịch sử cạnh tranh nội bộ châu Á, trong thời đại chúng ta, châu Á sẽ không thể đạt đến độ thống nhất về chính trị và phát triển thành một khu vực giống Liên minh châu Âu.
Sự đi lên của châu Á dù vậy sẽ mang lại cơ hội nhiều hơn rủi ro. Sự trỗi dậy của khu vực đã cứu hàng trăm triệu người ra khỏi đói nghèo và tạo ra thị trường tiêu thụ mới cho hàng hoá phương Tây.
Ngọc Diệp (Theo Foreign Policy)
Tin đã đăng
- Nhờ suy thoái, châu Á bớt phụ thuộc Mỹ?
- USD và vàng trong thế giằng co
- Thị trường BĐS thế giới phục hồi nhờ nhà giá rẻ
- FED không làm nảy sinh lạm phát
- Nhịp độ xây dựng tại Mỹ hồi phục
- Thị trường nhà đất Mỹ cải thiện mạnh trong tháng 5/2009
- Thị trường bất động sản Thượng Hải "phất" lên
- Grant Thornton: Khách sạn sẽ tiếp tục sụt giảm khách
- Nhà đầu tư bất động sản Anh bắt đầu đổ tiền vào thị trường
- Lĩnh vực bất động sản Trung Quốc tăng trưởng mạnh