itaexpress / Tin ITA / Kinh tế / Thế giới / FED không làm nảy sinh lạm phát

FED không làm nảy sinh lạm phát

Nguy cơ lạm phát vẫn còn xa do người tiêu dùng Mỹ cắt giảm chi tiêu trong khi giảm phát lại cần được giải quyết trước.

FED đang mở rộng cung tiền, nhưng bất kỳ một tác động nào của lạm phát lại được bù đắp nhờ thói quen tiết kiệm mới của người tiêu dùng.

Kể từ khi nhà kinh tế Milton Friedman nhận định lạm phát luôn ở những nơi có nhiều tiên các nhân hàng trung ương đều lưu ý in quá nhiều tiền sẽ mang lại rủi ro lớn. Tuy nhiên, Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), Ben Bernanke vẫn đang bơm một lượng tiền khổng lồ để chống lại suy thoái.

Mức cung tiền cơ bản – tổng lượng tiền mặt trong lưu thông cùng với lượng tiền của các ngân hàng gửi tại FED – tính đến hết tháng 5 đã tăng 114% trong năm vừa qua. Đây là mức tăng lớn nhất kể từ kể từ trước khủng hoảng lần này. Điều tự hỏi là FED đang đưa ra chính sách có thể dẫn tới lạm phát tăng cao, nhưng điều này sẽ xảy ra sớm hay sau một vài năm nữa.

Điều này nghe có vẻ khó tin, nhưng có lẽ FED đang đi đúng hướng. Trên thực tế, lượng tiền được bơm vào nền kinh tế có thể không đủ lớn? Tại sao lại như vậy. Do tác động lạm phát của dòng tiền mới lại đang được bù đắp, hoặc hơn thế nhờ ảnh hưởng lâu dài của việc hoàn nợ tiêu dùng.

Cho dù là tự nguyện hay do sức ép từ các chủ nợ, người Mỹ cũng đã hoàn toàn thay đổi cách tiêu tiền ngoài kiểm soát bằng việc tiết kiệm nhiều hơn và giảm các khoản nợ đã có trong những năm bong bong.

Những người lo lắng về lạm phát – hiện ngày một nhiều hơn – không coi hàng nghìn tỷ USD được bơm vào nền kinh tế là phao cứu cánh. Trong lúc giảm bớt các khoản nợ là điều tốt đối với sức khỏe lâu dài của nền kinh tế, đó lại là địa ngục với tiêu dùng, chiếm 2/3 GDP của Mỹ.

Tiêu dùng giảm đột ngột có nghĩa tiền sẽ tăng giá và đang hỗ trợ nền kinh tế vốn loạng choạng. Dự trữ của các ngân hàng tại FED tăng mạnh hơn những khoản vay mới. Đây là nguyên nhân khiến mức cung tiền tăng. Một số nhà kinh tế nhận định, nhu cầu tiền mặt hiện luôn khó dự báo. Nhưng nếu FED không đáp ứng nhu cầu tiền mặt, nguy cơ giảm phát sẽ xảy ra.

Thực tế hiện tại, nên kinh tế lại nghiêng về phía giảm phát – giá cả sụt giảm chung – bất kể có sự can thiệp của FED. Ngoại trừ giá thực phẩm và năng lượng, giá tiêu dùng tăng khiêm tốn 1,8% trong 12 qua, tính đến hết tháng 5 – nếu tính cả giá thực phẩm và năng lương, giảm 1,3%, lớn nhất kể từ năm 1950.

Cắt giảm tiêu dùng đang gây ra giảm phát trong kinh doanh, với thất nghiệp trong tháng 5 dừng ở mức 9,4% và công suất sản xuất chỉ đạt 65%. Những doanh nghiệp tích cực tăng giá trong 1 năm trước giờ đang lo lắng về nhu cầu yếu sẽ khiến lượng khách hàng giảm mạnh.

Nguy cơ lạm phát vẫn còn xa do người tiêu dùng Mỹ cắt giảm chi tiêu trong khi giảm phát lại cần được giải quyết trước. Mặc dù vẫn có những người có khả năng trả tiền mua sắm, nhưng có người đã học cách tiết kiệm hơn. Khi có người bị mất việc, họ sẽ phải ở nhà và cắt giảm tối đa để đáp ứng nhu cầu tối thiểu, tạo ra vòng xoáy giảm phát.

Mặc dù giá dầu và lãi suất cầm cố tăng trở lại, nhưng đó cũng không phải những dấu hiệu lớn nhất cho thấy nguy cơ lạm phát. Thậm chí giá dầu tăng còn khiến suy thoái trở nên tệ hơn do người tiêu dùng càng tiết kiệm tiền hơn để dành vào những việc khác.

Một nhà kinh tế cho rằng, lạm phát trở thành một vấn đề lớn trong hai hoặc ba năm tới sẽ không phải là vấn đề đáng quan tâm nhất. Điều quan trọng nhất trong lúc này ngăn chặn nguy cơ giảm phát.

Theo BW, CafeF