itaexpress / Tin ITA / Sức khỏe / Cẩm nang sức khỏe / Nhân sâm và những điều kiêng kỵ

Nhân sâm và những điều kiêng kỵ

Nhân sâm là một vị thuốc quý của Y học cổ truyền mà các tác dụng dược lý như: tăng lực làm cho cường tráng cơ thể, tăng trí nhớ, bảo vệ cơ thể chống stress, bảo vệ và tác động lên hệ miễn dịch giúp chống viêm, bảo vệ tế bào chống lão hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể,…đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu chứng minh. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách, nó sẽ trở nên vô tác dụng, hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, thậm chí đe dọa tính mạng.

Nhân sâm có nhiều tác dụng tốt

Y học hiện đại đã chứng minh nhân sâm có tác dụng trong hạ đường huyết. Tuy nhiên, y học cổ truyền cho rằng mỗi người bệnh thuộc một thể bệnh riêng nên việc dùng nhân sâm phải hết sức linh hoạt và cần khéo léo phối hợp với một số vị thuốc khác.

Nhân sâm vừa có thể làm hạ đường huyết cao do ăn uống, vừa có thể nâng cao trạng thái đường huyết hạ do insulin gây nên. Nhân sâm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng cường khả năng thực bào của hệ tế bào võng nội bì, tăng hiệu suất chuyển hóa của tế bào “lâm ba” và globulin IgM, do đó, nâng cao tính miễn dịch của cơ thể.

Nhân sâm được sử dụng cho những trường hợp có liên quan đến stress. Nó có tác dụng giảm thiểu căng thẳng và khiến bạn được thư giãn. Nhân sâm có tác dụng tốt cho người kiệt sức và giúp tăng sự tập trung.

Nhân sâm có lợi cho người bị mất ngủ, giúp cải thiện những rắc rối sức khỏe tình dục ở nam giới. Nó cũng được dùng như một loại thuốc hữu ích cho sức khỏe con người nói chung.

Nhân sâm có tác dụng gia tăng quá trình ức chế và hưng phấn vỏ não, làm phục hồi bình thường khi hai quá trình này bị rối loạn, saponin trong nhân sâm chỉ với một lượng nhỏ, chủ yếu dùng để làm hưng phấn trung khu thần kinh.

Nhân sâm giúp cơ thể tăng khả năng thích nghi, phòng vệ đối với những kích thích có hại. Nó vừa làm hồi phục huyết áp ở cơ thể choáng do mất máu, vừa có thể làm hạ huyết áp ở người huyết áp cao, chống ACTH làm tuyến thượng thận phì đại, chống corticoid làm teo thượng thận.

Lượng ít dịch nhân sâm làm tăng lực co bóp tim của nhiều loài động vật, nếu nồng độ cao thì giảm lực co bóp tim (trên thực nghiệm). Đối với động vật suy tuần hoàn cấp do mất máu nhiều, nhân sâm làm tăng cường độ và tần số co bóp của tim; đối với suy tim, tác dụng tăng cường tim của thuốc càng rõ.

Nhân sâm có khả năng làm giảm tác hại của chất phóng xạ. Saponin trong nhân sâm Rh2 có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư.

Những điều cấm kỵ khi dùng nhân sâm

Dù là sắc hay hấp cách thủy, bạn cũng không được dùng đồ kim loại để nấu nhân sâm. Sau khi dùng loại dược liệu này, bạn không được uống trà, vì trà sẽ làm giảm tác dụng của nhân sâm.

Do nghĩ rằng nhân sâm là thuốc bổ, dùng càng nhiều càng tốt nên một số người đã hãm nhân sâm trong phích nước, dùng thay nước uống quanh năm. Có người lại ăn nhân sâm như nhai kẹo cao su... Việc lạm dụng nhân sâm như trên có thể đưa đến nhiều hậu quả nguy hiểm.

Một nam giới khác lại dùng nhân sâm đều đặn với liều 3 g/ngày, liên tục trong 2 năm. Kết quả là anh thường xuyên có biểu hiện hưng phấn và kích thích trung khu thần kinh (tính tình hăng hái, hay bực bội, lo lắng và mất ngủ nặng...). Một số người khác cũng dùng sâm theo cách tương tự lại bị tăng huyết áp, mẩn ngứa, phù thũng, tiêu chảy vào buổi sáng...

Tất cả các loại củ cải (đỏ, trắng, xanh...) và hải sản đều là cấm kỵ sau khi bạn uống nhân sâm. Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng.

Phụ nữ nên đặc biệt thận trọng khi muốn sử dụng nhân sâm (hoặc các loại thảo mộc khác)trong thời gian mang thai. Bởi vì, nếu dùng tùy tiện, chúng sẽ khiến thai phụ dễ xuất hiện dấu hiệu ra máu, đau bụng, co bóp tử cung - yếu tố liên quan đến sảy thai hoặc chuyển dạ sớm. Một số nguồn tin còn cho biết, dùng nhiều nhân sâm dễ gây nên tình trạng thai quá ngày (chửa trâu - theo cách gọi dân gian).

Những trẻ nhỏ dưới 14 tuổi, cơ thể thuần dương (khí dương còn non và giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động sinh lý của trẻ trong thời kỳ sinh trưởng), âm thường không đủ, dương thì dư thừa, không nên sử dụng nhân sâm để làm bổ dương khí của chúng. Nhân sâm có thể thúc đẩy sự phát dục của tuyến sinh dục phát triển, đó là điều rất nên tránh đối với trẻ nhỏ để tránh cho tuyến sinh dục sớm thành thục. Những trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 năm, lại càng cần kỵ uống nhân sâm, ngay kể cả thanh niên cũng không nên uống nó làm gì nếu không có chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ Trung y.

Khi bệnh cảm nhiễm giãn phế quản, bị lao… thường có ho ra máu, trong đờm có máu, bị ho, có người sốt nhẹ, xuất huyết, biện chứng trong Trung y là âm hư hoả vượng, phế âm suy nhược. Trị liệu cần phải tư âm giáng hỏa, lương huyết chỉ huyết. Vậy mà nhân sâm có thể làm thương âm động hỏa, càng làm hiện tượng nôn ra máu trở nên nặng thêm.

Đau dạ dày là chứng viêm loét ở bộ phận dạ dày, dịch vị ra quá nhiều, dạ dày bị co giật gây nên. Trung y gọi là do khí trệ vị hoá mà sinh ra đau, huyết nhiệt chạy lung tung mà sinh ra xuất huyết. Chữa trị cần phải lý khí hoà vị, lương huyết chí huyết. Thế mà nhân sâm thì lại bổ khí, làm cho khí càng thịnh lên, huyết càng hưng vượng, thì như vậy rất khó làm giảm và làm hết đau.

H.N (tổng hợp)