itaexpress / Tin ITA / Thế giới / Bình luận / Tương lai của năng lượng (phần 1)

Tương lai của năng lượng (phần 1)

Cuộc bùng nổ công nghệ tương lai có thể dựa trên nguồn năng lượng thay thế, nhưng loại nào sẽ lên ngôi?

Mọi người đều yêu thích một thị trường bùng nổ, và hầu hết các thời kỳ bùng nổ đó đã xẩy ra nhờ sự thay đổi công nghệ. Các nhà tư bản mạo hiểm của thế giới – những người đã chứng kiến các cuộc bùng nổ về máy điện toán vào những năm 1980, internet vào những năm 1990, và công nghệ sinh học và công nghệ na nô vào đầu những năm 2000 – hiện đang trông chờ vào một cuộc bùng nổ sắp tới về năng lượng.

Giá dầu trong tuần qua đã vượt ngưỡng 140 Mỹ kim/thùng

Nhiều cuộc bùng nổ về năng lượng đã diễn ra trong quá khứ: năng lượng than đá, nhiên liệu động cơ đốt trong, sự phát minh ra điện, thậm chí cả du lịch đại chúng của kỷ nguyên máy bay. Nhưng trong một vài thập kỷ qua, tương lai của ngành năng lượng vẫn nằm yên một chỗ, do than đá và khí tự nhiên đều rẻ. Ngoại trừ những năm 1970, dầu hỏa so ra vẫn chưa đắt như bây giờ. Năng lượng hạt nhân là nguồn thay thế mới, nhưng lại chứa đựng nhiều rủi ro. Do đó, áp lực đòi hỏi sự khám phá năng lượng vẫn chưa cao.

Trong vòng 2 năm qua, mọi thứ đã thay đổi. Xăng dầu trở nên đắt đỏ chưa từng có. Thêm vào đó, những lo ngại này đang tăng lên vì nguồn cung về dầu hỏa có thể sớm đạt đến đỉnh điểm do sức tiêu thụ cao, trong khi các nguồn khai thác đã bắt đầu cạn kiệt và các mỏ dầu mới trở nên khó tìm kiếm hơn.

Ý nghĩ bạn sẽ đổ gì vào bình xăng xe, thứ mà người ta nghĩ là được hút lên từ những dàn khoan sâu trong lòng đất, nay đã khan hiếm và không còn bắt nguồn từ sự khủng hoảng kinh tế. Việc thay thế các loại xe sử dụng xăng dầu bằng các loại xe điện vẫn chưa xẩy ra. Trong khi dầu hỏa lại nằm trong tay các chính phủ vốn chẳng có thiện cảm gì đối với Phương Tây giàu có.

Giá khí ga thiên nhiên cũng tăng lên theo giá dầu. Điều đó đang đẩy giá điện lên. Nếu so sánh thì năng lượng thay thế - năng lượng gió và mặt trời - không còn quá đắt như trước đây. Đúng thật là than đá vẫn còn rẻ, và đang là nguồn nhiên liệu được ưa chuộng của các nhà máy phát điện tại Á Châu đang trong tiến trình công nghiệp hóa. Nhưng các nước giàu lại nhìn chúng dưới những góc độ khác.

Trên lý thuyết, ở Mỹ các nhà máy nhiệt điện không còn phải xếp hàng chờ được cấp phép xây dựng. Nhưng một số nhà máy đã chấm dứt hoạt động trong 15 năm qua và nhiều nhà máy trong số đó đang duy trì hay ngưng hoạt động vì hai lý do. Thứ nhất, người Mỹ đã tỏ ra không khoan nhượng với những nhà máy công nghiệp lớn gây ô nhiễm. Thứ hai, các công ty năng lượng Hoa Kỳ sợ rằng họ sẽ phải trả chi phí các chất gây ô nhiễm và khí cácbonic thải vào không khí. Do vốn đầu tư vào các nhà máy nhiệt điện rất lớn, cho nên các chủ đầu tư không muốn phạm phải sai lầm nếu các nhà máy của họ không thể hoạt động vì giá nhiên liệu càng ngày càng cao.

Điều đó đã mở ra cơ hội khám phá và hiểu biết về nguồn năng lượng gió và mặt trời. Mức giá tương lai của những nguồn năng lượng này chưa thể tiên đoán được. Nhưng điều chắc chắn là có sự đảm bảo về giá trị kinh tế, cho dù giá thành đầu tư của các nhà máy năng lượng gió và mặt trời, hiện tại, cao hơn so với các nhà máy nhiệt điện.

Những lý do tạo ra cuộc bùng nổ này đang bị rối tung lên, và cách mà con người nhận thức về chúng có thể sẽ thay đổi. Sự ấm lên toàn cầu, một hiện tượng lâu dài và rộng lớn, có thể chưa phải là điều quan trọng nhất trong suy nghĩ của con người khi nền kinh tế suy sụp. Giá năng lượng cao sẽ giảm xuống một khi những nguồn cung mới được khai thác để đáp ứng nhu cầu gia tăng ở Chấu Á. Sự đảm bảo nguồn cung có thể được cải thiện nếu như các chính phủ ôn hòa thay thế các chính phủ đáng ghét, và các nguồn năng lượng trở nên đa dạng hơn. Nhưng không có lý do nào trong số đó có thể biến mất hoàn toàn.

Hiện tượng ấm lên toàn cầu chắc chắn sẽ không kết thúc được. “Cạn kiệt dầu hỏa” là điều sẽ sớm xẩy ra, nếu dầu hỏa được xem là nguồn năng lượng truyền thống được khai thác từ lòng đất. Những loại dầu khác vẫn còn dồi dào (cát dầu nặng, nhiên liệu được hóa lỏng từ than đá (liquefied coal), v.v.) nên, cho đến nay, nguồn trữ lượng này có thể chưa cạn kiệt trong một thời gian dài. Nhưng việc sản xuất chúng sẽ đắt hơn, nên giá thành sẽ cao hơn mức hiện nay. Và rủi ro chính trị sẽ luôn xẩy ra, đặc biệt đối với dầu hỏa, vốn thường được gắn liền với chính phủ tồi, được sản sinh ra từ chính sự tồn tại của dầu hỏa tại những nhà quốc gia không có các tổ chức mạnh để khống chế các chính trị gia của họ.

Còn tiếp…

Thao Nguyễn (theo The Economist)