itaexpress / Tin ITA / Thế giới / Bình luận / Warren Buffett không phải là kẻ đạo đức giả

Warren Buffett không phải là kẻ đạo đức giả

Warren Buffet bị nhà bình luận Jim Cramer thuộc kênh truyền hình CNBC chỉ trích vì đã bán khối lượng lớn cổ phiếu của Bershire Hathaway hồi cuối năm ngoái, bao gồm hàng tỉ đô la giá trị của Johnson & Joshson, công ty chuyên sản xuất các sản phẩm về chăm sóc sức khoẻ.

Trong chương trình Phóng sự đặc biệt của CNBC hôm thứ ba, Cramer khuyến cáo các nhà đầu tư không nên làm theo Buffett trong thời gian này.

Trên trang web TheStreet.com của mình, Cramer đã viết, Buffett đang bán nước Mỹ khi viết bài báo có tiêu đề ngược lại “Tôi mua lại nước Mỹ” cho tờ New York Times.

Trong chương trình Đồng tiền điên (Mad Money) hôm trước đó, Cramer đã xếp Buffett là một trong 10 điều hoang tưởng và nhận thức sai lầm lớn nhất trên thị trường chứng khoán hiện nay

Cramer không chỉ đổ lỗi cho những quyết định tồi tệ của Buffett, ông còn ám chỉ Buffett giả tạo phớt lời kêu gọi công chúng của chính ông trong tờ Times về việc mua các cổ phiếu của Mỹ, làm các nhà đầu tư sai lầm khi bắt chước các hoạt động mua và bán của Berkshire.

Tuy nhiên, lại có nhiều nhận định trái ngược về ông.

Buffett trong bài viết trên tờ Times đã cho biết ông mua các cổ phiếu của Mỹ cho tài khoản riêng của ông. Đối với ông, và đối với nhiều nhà đầu tư, ông xem những cổ phiếu rẻ là cách thức tốt nhất để đầu tư tiền mặt.

Mặt khác, Berkshire có nhiều cơ hội kiếm tiền khác mà không sẵn có cho công ty khác. Đáng kể nhất, Berkshire có thể cho những công ty đáng tin cậy vay vốn để vượt qua thời gian khó khăn này, và có thể thu được lãi suất rất lớn từ những khoản cho vay đó.

Cuối năm ngoái, Buffett không “mua các cổ phiếu Mỹ” cho Berkshire, mà ông cho nước Mỹ vay. Tổng số tiền 8 tỉ USD đã đổ vào General Electric và Goldman Sachs với lãi suất 10%/năm và được bảo lãnh. Rủi ro lớn nhất là sự sụp đổ của những đại diện tiêu biểu này của nền kinh tế Mỹ, tuy nhiên, rủi ro này rất nhỏ nên Buffett hoàn toàn có thể chấp nhận.

Các khoản vay hàng tỉ USD đó có thể phần lớn lấy từ số tiền bán cổ phiếu. Thực tế, Buffett luôn muốn có mức tiền mặt đảm bảo trong tay và tránh phải vay tiền để đầu tư tài chính.

Ngày cả nếu như Buffett nghĩ rằng Joshson & Joshson sẽ tạo ra lợi nhuận đáng kể, nhưng cũng không thể mong mức lợi nhuận đó đạt 10%/năm.

Buffett không chỉ tìm kiếm các cơ hội đầu tư tốt cho Berkshire, ông còn tìm kiếm các cơ hội đầu tư tốt nhất có thể có với rủi rõ ít nhất.

Theo ông, cho GE và Goldman vay hàng tỉ đô la với lãi suất 10%/năm có thể là cách hiệu quả hơn khi để số tiền đó trên thị trường chứng khoán. (Ông nhận thấy các cổ phiếu ông bán đi ít có khả năng lên cao hơn các cổ phiếu khác trong danh mục đầu tư).

Hơn nữa, Buffett cũng không hề khuyến khích người nào làm theo cách thức đầu tư của Berkshire. Ông cũng không cần phải cố gắng gửi tín hiệu “bán” khi bán J&J, P&G hay các cổ phiếu Mỹ.

Ông cũng có thể đã tăng nguồn tiền như vậy để tận dụng cơn khát tiền mặt của GE và Goldman, cơ hội có một không hai cho Berkshire Hathaway.

(Theo CNBC.com)