itaexpress / Tin ITA / Thế giới / Tin tức / Kenya đã đến giai đoạn 'quyết định'

Kenya đã đến giai đoạn 'quyết định'

Ông Odinga nói rằng sẽ có một triệu

người biểu tình

Lãnh tụ đối lập tại Kenya, ông Raila Odinga, nói rằng đất nước ông đã đến một giai đoạn quyết định, vì chính phủ chẳng những vô trách nhiệm mà còn tham quyền cố vị bằng mọi cách, bất chấp nguyện vọng của người dân.

Ngỏ lời trong một cuộc phỏng vấn dành cho đài BBC, ông Odinga xác nhận rằng ông vẫn xúc tiến một cuộc tụ tập dân chúng vào thứ năm, để phản đối điều mà ông gọi là " lời tuyên bố gian lận của Tổng thống Mwai Kibaki là người thắng cuộc bầu cử vừa qua".

Phó tổng thống Kenya, ông Moody Awori đã lên tiếng kêu gọi ông Odinga là đừng có làm cho nhiều người nữa phải chết vì ông, khi xúi dục người dân tụ tập tại thủ thủ đô.

Trong cuộc phỏng vấn, ông Odinga nói rằng chính phủ đã chà đạp quyền tự do hội họp và quyền tự do ngôn luận, mà vốn là hai quyền căn bản của người dân.

Ông nói rằng cộng đồng quốc tế, theo nguyên văn, phải đứng về phía nhân dân Kenya để bảo vệ dân chủ.

Hơn 300 người đã bị thiệt mạng trên khắp nước trong các vụ bạo động để phản đối kết quả bầu cử, mặc dù có tin trong ngày nói rằng số các vụ bạo động ít hơn là đã được thông báo.

Chuyện nội bộ

Một trong các cố vấn của tổng thống Mwai Kibaki, là bộ trưởng tài chính Amos Kimunya, nói rằng chuyến công du của chủ tịch Liên hiệp Phi châu, ông John Kufuor, sẽ không được tiến hành.

Ông nói rằng các vấn đề của Kenya là các vấn đề nội bộ, không cần đến quốc tế hòa giải.

Anh quốc và Hoa Kỳ lên tiếng thúc giục hai bên phải để cho quốc tế giúp đỡ.

Chuyện nội bộ không cần ngoại quốc
can thiệp

Trong lúc đó, chính phủ và phe đối lập đã lên tiếng thóa mạ nhau đến nổi hai bên đếu cáo buộc nhau là tìm cách diệt chủng.

Cả hai phía trong cuộc bầu cử gây tranh cãi ở Kenya đều đổ lỗi cho nhau gây ra bạo lực sắc tộc làm hàng ngàn người dân phải rời bỏ nhà cửa do lo sợ sẽ có thêm đụng độ.

Ít nhất 250 người đã bị giết, trong đó có 30 người ở Tây Kenya bị thiêu cháy đến chết trong khi ẩn núp trong một nhà thờ.

Nhiều người Kenya đang tị nạn nhằm tránh những đám đông vũ trang và những kẻ lưu manh cướp bóc vì lo sợ về những vụ tấn công và trả thù tiếp tục xảy ra.

Cả hai đều tố cáo

Trước đó, cả hai ông Mwai Kibaki, người vừa tái đắc cử Tổng thống trong cuộc bỏ phiếu hôm thứ Năm tuần trước và ông Raila Odinga, lãnh đạo đối lập, người cho rằng mình đã bị cướp mất thắng lợi do bị gian lận, đều kêu gọi chấm dứt giết chóc.

Một phát ngôn viên của chính phủ nói với BBC rằng những người ủng hộ ông Odinga đang "tiến hành các vụ thanh lọc sắc tộc" một cách "có tổ chức và tính toán".

Đa số những người bị giết trong nhà thờ là những người Kikuyu, cùng bộ lạc với ông Kibaki. Một số tường thuật nói rằng những người này trở thành mục tiêu vì lý do sắc tộc.

Tổng thư ký Hội chữ thập Đỏ của Kenya Abbass Gullet nói với AFP rằng chỉ những người từ "nhóm sắc tộc thực sự" mới được phép đi qua các khu vực dựng chướng ngại vật ở một số nơi.

Các thông tín viên nói rằng mặc dù cuộc bầu cử tập trung nhiều về các vấn đề kinh tế, chính trị hơn là sắc tộc, bộ lạc, có một nguy cơ là khi bạo lực leo thang, các vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn đối với câu chuyện sắc tộc.

Thúc đẩy ngoại giao

Các cơ quan cứu trợ đang cảnh báo một "thảm họa nhân đạo" nếu như cuộc khủng hoảng không được giải quyết.

Chủ tịch Liên minh Châu Phi John Kufuor, đáng lý sẽ gặp ông Kibaki vào thứ Tư, thừa nhận rằng các áp lực quốc tế sẽ gia tăng nhằm tìm kiếm một giải pháp cho cuộc khủng hoảng.

Chuyến thăm này diễn ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice và Ngoại trưởng Anh David Miliband công bố một tuyên bố chung chỉ ra các báo cáo về những "bất thường nghiêm trọng" trong quá trình kiểm phiếu.

Bản tuyên bố chung có đoạn: "Ưu tiên trước mắt là kết hợp việc các nhà lãnh đạo chính trị Kenya kêu gọi các ủng hộ viên của họ chấm dứt bạo lực với một quá trình chính trị và luật pháp mạnh mẽ hầu dĩ có thể xây dựng được một tương lai thống nhất và hòa bình ở Kenya".

Theo BBC