itaexpress / Tin ITA / Thể thao - Giải trí / Thể thao quốc tế / Olympic Bắc Kinh 2008: Điểm qua các môn đấu

Olympic Bắc Kinh 2008: Điểm qua các môn đấu

Bóng chuyền tại Olympic Bắc Kinh 2008

Olympic Bắc Kinh được báo chí thế giới đánh giá là tốn kém nhất trong lịch sử Thế vận hội, với tổng số tiền đã đầu tư là hơn 40 tỷ USD, trong đó 1,9 tỷ dành cho tu sửa và xây dựng các địa điểm thi đấu, 20,5 tỷ cho các dự án môi trường và khoảng 2 tỷ cho các hoạt động lễ khai mạc, sự kiện thi đấu...

Nhảy cầu

- Được đưa vào lịch đấu từ St. Louis 1904

- 8 bộ huy chương.

- Có 136 VĐV tham gia.

Đua ngựa

- Được đưa vào lịch đấu từ Stockholm 1912.

- 6 bộ huy chương.

- Có 200 VĐV và… khoảng ngần ấy ngựa đua tham gia.

Đấu kiếm

- Được đưa vào lịch đấu từ Athens 1896.

- 10 bộ huy chương.

- Có 212 VĐV tham gia.

Bóng đá

- Được đưa vào lịch đấu từ Luân Đôn 1908 (nữ từ Atlanta 1996).

- 2 bộ huy chương.

- Có 504 VĐV tham gia.

Bóng ném

- Được đưa vào lịch đấu từ Munich 1972.

- 2 bộ huy chương.

- 336 VĐV tham gia (mỗi giải nam – nữ có 12 đội, mỗi đội đăng ký 14 cầu thủ).

Khúc côn cầu trên cỏ

- Được đưa vào lịch đấu từ Luân Đôn 1908 (nữ từ Moscow 1980).

- 2 bộ huy chương.

- 384 VĐV tranh tài.

Judo (nhu đạo)

- Được đưa vào lịch đấu từ Tokyo 1964 (nữ từ Barcelona 1992) và là môn thể thao của châu Á đầu tiên hiện diện tại Olympic.

- 14 bộ huy chương.

- 386 VĐV tham gia (147 nữ).

5 môn phối hợp hiện đại

- Được đưa vào lịch đấu từ Stockholm 1912 (nữ từ Sydney 2000).

- 2 bộ huy chương (nam và nữ).

- Các VĐV tranh tài các môn phối hợp như đấu kiếm, bơi tự do (200 mét), bắn súng ngắn (20 phát trong vòng 40 giây), đua ngựa và chạy băng đồng (3.000 mét).

- 72 VĐV tham gia.

Rowing

- Được đưa vào lịch đấu từ Athens 1896.

- 14 bộ huy chương.

- 550 VĐV tranh tài.

Thể dục nhịp điệu

- Được đưa vào lịch đấu từ Los Angeles 1984 và chỉ là môn giành cho nữ.

- 2 bộ huy chương.

- 2 đội (mỗi đội có 6 VĐV).

Đua thuyền buồm

- Được đưa vào lịch đấu từ Paris 1900.

- 11 bộ huy chương.

- Tổng cộng 400 VĐV tham gia tranh tài.

Bắn súng

- Được đưa vào lịch đấu từ Athens 1896.

- 15 bộ huy chương.

- Có 390 VĐV tham gia.

Bóng mềm (bóng chày nữ)

– Được đưa vào lịch thi đấu từ Atlanta 1996.

– 1 bộ huy chương.

– Môn thể thao dành cho nữ giới, luật chơi tương tự như bóng chày nam (chỉ có vài chi tiết khác biệt).

– Có 120 VĐV tham gia thi đấu (8 đội, mỗi đội 15 cầu thủ).

Bơi lội

– Được đưa vào lịch đấu từ Athens 1896.

– 34 bộ huy chương (17 cho nam và 17 cho nữ).

– Các VĐV tranh tài ở các cự ly bơi tự do, bơi bướm, bơi ngửa và bơi ếch (trong đó có các cự ly đáng chú ý như 50m, 100m, 200m và 400m), các cuộc tranh tài chủ yếu diễn ra trong hồ bơi, nhưng cũng có cự ly marathon 10km bơi ở ngoài biển lớn – lần đầu được tổ chức).

– Có khoảng 800 VĐV tham gia tranh tài (mỗi quốc gia giới hạn dưới 92 kình ngư).

Bơi nghệ thuật

– Được đưa vào lịch đấu từ Los Angeles 1984.

– 2 bộ huy chương (đồng đội và đôi).

– Cũng là một môn thể thao chỉ dành riêng cho nữ giới.

– Có tổng cộng 104 VĐV tham gia tranh tài.

Bóng bàn

– Được đưa vào lịch đấu đầy đủ kể từ Seoul 1988.

– 4 bộ huy chương (đơn nam, nữ; đôi nam, nữ).

– Môn thể thao mà thế mạnh chủ yếu thuộc về châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, CHDCND Triều Tiên).

– Có 172 VĐV tham gia (và 16 đôi đấu cho mỗi nội dung đôi nam hoặc nữ).

Taekwondo

– Được đưa vào lịch đấu từ Sydney 2000.

– 8 bộ huy chương (4 hạng cân nam, 4 hạng cân nữ).

– Môn võ truyền thống của bán đảo Triều Tiên (các hạng cân nam từ dưới 58kg đến trên 80kg, các hạng cân nữ từ dưới 49kg đến trên 67kg).

– Có 128 VĐV tham gia.

Quần vợt

– Được đưa vào lịch đấu đầy đủ kể từ Seoul 1988 (trước đó, quần vợt đã tham gia Olympic từ Athens 1896 đến Amsterdam 1928 thì bị loại vì tranh cãi về tính chuyên nghiệp).

– 4 bộ huy chương (đơn nam, nữ; đôi nam, nữ).

– 128VĐV tranh tài hai nội dung đơn nam và nữ (64 đôi tranh tài ở các nội dung đôi).

Nhào lộn trên nệm

– Được đưa vào lịch đấu từ Sydney 2000.

– 2 bộ huy chương (cá nhân nam, nữ).

– Có 32 VĐV tham gia.

3 môn phối hợp

– Được đưa vào lịch đấu từ Sydney 2000.

– 2 bộ huy chương (nam và nữ).

– Các VĐV sẽ thi đấu 3 môn liên tục là bơi (cự ly 1,5km), chạy xe đạp (40km) và chạy bộ (10km). Thời gian trung bình cho VĐV nữ hoàn tất 3 môn đấu là khoảng 2 giờ đồng hồ, còn của nam là 1 giờ 50 phút.

– Có 110 VĐV tham gia (55 nam và 55 nữ).

Bóng chuyền

– Được đưa vào thi đấu từ Tokyo 1964.

– 2 bộ huy chương (nam và nữ).

– Có tổng cộng 288 VĐV tham gia thi đấu (mỗi giải có 12 đội, mỗi đội có 12 cầu thủ).

Bóng nước

– Được đưa vào lịch đấu từ Luân Đôn 1900 (bóng nước nữ hiện diện từ Sydney 2000).

– 2 bộ huy chương (nam và nữ).

– Các VĐV nam thi đấu trên hồ bơi có kích thước 30x20m (nữ trên hồ bơi có kích thước 25x17).

– Có 260 VĐV tham gia.

Cử tạ

– Được đưa vào lịch đấu từ Berlin 1920 (nữ từ Sydney 2000).

– 15 bộ huy chương (8 nam và 7 nữ).

– Có 260 VĐV tham gia (90 nam và 70 nữ).

Vật

– Được đưa vào lịch đấu từ Athens 1896.

– 18 bộ huy chương (nam có 7 hạng cân vật tự do và 7 hạng cân vật cổ điển, nữ chỉ có 4 hạng cân vật tự do).

– Có 330 VĐV tham gia (266 nam và 64 nữ).

Huệ Ân (theo SGGP)