itaexpress / Tin ITA / Khoa học / Thế giới / Động vật tuyệt chủng và “nhân tố con người”

Động vật tuyệt chủng và “nhân tố con người”

Các loài động vật thời tiền sử như sư tử túi đã chết hết sau khi con người đặt chân đến.

Các chuyên gia cho rằng sự tuyệt chủng của nhiều loài sinh vật cổ xưa có lẽ là do con người gây ra chứ không phải do sự biến đổi khi hậu.

Một nhóm các nhà khoa học trên thế giới cho rằng nhiều loài động vật thời tiền sử ở Tasmania có thể đã bị xóa sạch do sự săn bắn của con người chứ không phải do những sự thay đổi nhiệt độ trên trái đất.

Các nhà khoa học nói rằng sự việc này có lẽ đã tái diễn khắp thế giới trên các hòn đảo như ở nước Anh.

Những loài Kangaroo khổng lồ

Các nhà khoa học đã tranh luận nhiều năm về những nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng hàng loạt các loài động vật ở cuối thời kỳ băng hà. Một trong những vấn đề được tranh cải nhiếu nhất là số phấn dẫn đến sự tuyệt chủng của loài voi ma mút và các loài vật có thân hình to lớn khác ở Úc, trong đó có loài Kangaroo khổng lồ có chiều cao trên 3 mét và những con sư tử có túi.

Con người đã đặt chân đến Tasmania cách đây khoản 43,000 năm, khi hòn đảo này còn nối liền với phần đất liền nước Úc bằng một dãy đất liền.

Người ta tin rằng nhiều loài voi ma mút đã bị tuyệt chủng trong giai đoạn này.

Tuy nhiên bằng việc sử dụng các kỹ thuật xác định niên đại bằng quang học và cacbon phóng xạ mới nhất, các nhà khoa học Anh và Úc cho biết có thể xác định niên đại các bộ xương hóa thạch của loài voi ma mút chính xác hơn trước đây rất nhiều.

Họ khám phá ra rằng một số loài động vật to lớn đã tồn tại hơn 2000 năm sau khi con người đặt chân lên vùng đất này, và lúc này không có một sự thay đổi bất ngờ nào về khí hậu.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng những loài động vật này đi đến tuyệt chủng là do sự săn bắn của con người.

Phải chăng đây là trách nhiệm của nhân loại?

Giáo sư Chris Turney, thuộc Đại học Exeter Anh quốc, nói rằng 150 năm sau khi Charles Darwin công bố kết quả nghiên cứu phôi thai của mình, có tựa đề “nguồn gốc các loài vật”, trong đó ông cho rằng sự thay đổi khí hậu là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các sinh vật phải bị tuyệt chủng, nay có lẽ đang bị xói mòn một cách nghiêm trọng.

Ông nói “thật đáng buồn khi biết được tổ tiên xa xưa của chúng ta là thủ phạm chính trong việc gây ra sự tuyệt chủng của các loài sinh vật - và càng đáng buồn hơn khi sự việc này vẫn đang tiếp tục diễn ra ngày nay”

Các nhà khoa cho biết, theo lịch sử ghi chép thì Tasmania là một hòn đảo, và những khám phá nghiên cứu này có thể sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về vai trò của con người và sự biến đổi khí hậu trong các môi trường tách biệt khác, như ở Vương quốc Anh chẳng hạn.

Theo một nghiên cứu trước đây cho thấy trên phần lục địa châu Úc có hơn 90% loài voi ma mút đã biến mất cách đây 46.000 năm – trước khi con người đặt chân lên lục địa này.

H.T. (Theo AFT)