itaexpress / Tin ITA / Thế giới / Bình luận / WTO: Tại sao Ấn Độ và Trung Quốc nói KHÔNG với Hoa Kỳ

WTO: Tại sao Ấn Độ và Trung Quốc nói KHÔNG với Hoa Kỳ

Vòng đàm phát thương mại đã thất bại hôm 29-7 khi Ấn Độ và Trung Quốc bất đồng với những đề xuất của Hoa Kỳ về các khoản trợ cấp nông nghiệp.

Người nông dân Ấn Độ đang tuốt lúa trên mộtc cánh đồng, cách Kolkata 50 km về hướng bắc

TQ và ÂĐ thường không đứng về cùng một phe. Đây là hai nước đông dân nhất thế giới và có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất, tuy một nước là do chế độ cộng sản cai trị, nước còn lại là do một chính phủ phủ liên minh ngang bướng. TQ là nước ủng hộ lâu đời của Pakistan, một thù địch chua cay của ÂĐ. Trong khi người ẤĐ tỏ ra ghanh tị vì sức mạnh sản xuất của TQ, thì người TQ lại muốn có được sự thành công về các dịch vụ công nghệ thông tin như của ÂĐ.

Sau khi các cuộc đàm phán thương mại toàn cầu này thất bại, hai nước khổng lồ châu Á trở thành cùng hội cùng thuyền. Các cuộc thương thuyết qua vòng đàm phán Doha của Tổ chức Thương mại Thế giới về tự do hóa mậu dịch đã kết thúc hôm 29-7 mà không đạt được kết qua vì những bất đồng liên quan đến các khoản trợ cấp cho nông nghiệp. Hoa kỳ đổ lỗi cho sự bất khoan nhượng này một phần là do ÂĐ và TQ. Các quốc gia khác cũng đang quở trách New Delhi và Bắc Kinh. Ví dụ, thay vì tập trung vào những mối quan ngại toàn cầu, TQ và ÂĐ lại “chú trọng quá nhiều đến lợi ích riêng của họ”, Ngoại trưởng Nhật Bản Nobutaka Machimura tuyên bố tại một cuộc họp báo hôm 30-7.

Bất ổn ở nông thôn đe dọa ÂĐ và TQ

Bình luận này có thể khiêu khích, nhưng hai quốc gia khổng lồ ở châu Á này không thể kháng cự lại sức ép của ngoại quốc. Cả hai nước đều hành lòng về sự tăng trưởng kinh tế, nhờ vào nhu cầu đối với các dịch vụ sản xuất và cho thuê làm bên ngoài (outsourcing) ở nước ngoài. Đồng thời các nhà lãnh đạo TQ và ÂĐ cũng phải lo lắng về khó khăn kinh tế ở nông thôn, nơi hàng trăm triệu nông dân đang vật lộn để cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ và các quốc gia khác.

Chẳng hạn, TQ đang nỗ lực làm giảm thương tổn ở nông thôn trong vài năm qua. Nền kinh tế ở các tỉnh giàu có của nước này đã bùng nổ, bỏ lại phía sau các vùng nông thôn với khoảng 500 triệu người sinh sống. Khi TQ bắt đầu cạnh tranh với ngành kinh doanh nông nghiệp của Mỹ, thì “nông dân TQ vẫn còn rất yếu”, Phó giáo sư Wang Yong, giám đốc Trung tâm Kinh tế Chính trị Quốc tế của Trường đại học Peking, bình luận.

Thật ra, người nông dân TQ không có đủ khả năng để cung cấp mọi nhu cầu của đất nước. Theo thống kê của Bộ nông Nghiệp TQ, việc nhập khẩu đậu nành, nguồn thực phẩm chính ở TQ, đã tăng lên 53% vào năm ngoái, tương đương với 11,5 tỷ Mỹ kim. Tổng sản lượng nhập khẩu hàng nông nghiệp cho năm 2007 là 44 tỷ Mỹ kim, tăng 28% so với năm trước. Trong lúc Bắc Kinh đang thực hiện một số biện pháp để giảm bớt gánh nặng cho nông dân bằng cách giảm thuế, thì sự mất cân đối vẫn gây lo lắng cho các nhà lãnh đạo như Chủ tích nước Hồ Cẩm Đòa và Thủ tướng Ôn Gia Bảo, những người thường xuyên bàn về nhu cầu đẩy nhanh sự phát triển ở các vùng nông thôn. Điều mà Giáo sư Wang nói là “Chính phủ đang đối mặt với sức ép nghiêm trọng từ phía nông dân”.

Trợ cấp nông nghiệp ÂĐ: Sự ổn vững chính trị

Áp lực này thậm chí còn gay gắt hơn đối với chính phủ ÂĐ. Trong lúc các nhà lãnh đạo của Bắc Kinh phải lo lắng về sự bất ổn tiềm ẩn ở nông thôn, thì các viên chức ở New Delhi phải đối mặt với một cuộc nổi dậy ở nông thôn.

Chính phủ có nhiều lý do khác để bày tỏ mối quan ngại về các nông dân bất hạnh. Đối với liên minh do Quốc hội đứng đầu, trợ cấp nông nghiệp duy trì sự ổn vững cho cuộc bầu cử quan trọng. Gần 70% dân số sống ở nông thôn và phần lớn người dân ÂĐ tìm kiếm thu nhập của họ trực tiếp hay gian tiếp từ nông nghiệp, mặc dù nông nghiệp đóng góp chưa đến một phần năm cho một nền kinh tế một nghìn tỷ Mỹ kim. “Nếu chính phủ đồng ý về một điều gì vốn hủy diệt nền nông nghiệp, thì tương lai chính trị sẽ coi như chấm dứt”, Swaminathan, giám đốc Ủy ban Quốc gia về Nông dân của ÂĐ, người đã lãnh đạo cuộc cách mạng xanh vào những năm 1970, phát biểu. “Thật ra, nông nghiệp đã bị lơ là tại ÂĐ, và điều đó gây ảnh hưởng cho khoảng 700 triệu người”.

Trong thập kỷ qua, khi ÂĐ thực hiện các cuộc cải cách để khai mở và hồi sinh hầu hết các khu vực phát triển, thì sự tăng trưởng nông nghiệp đã tụt lại sau, ngay cả khi nền kinh tế đã tăng trưởng 8-10%. Ví dụ, đối với ngành nông nông nghiệp trồng bông, chi phí trợ cấp đã giảm theo hình thức kiểm soát giá cả của chính, gây ra nhiều tác động tai hại. anh vào năm 1970g nghiệp đóng góp cho nền kiKhông thể cạnh tranh được với thị trường bông thế giới, các nông dân trồng bông ở miền trung ÂĐ, nơi sản xuất bông lớn thứ nhì chỉ sau TQ, đã lâm vào cảnh nợ nần trong vòng một thập kỷ nay. Theo các đánh giá của chính phủ, hơn 160.000 nông dân đã phải tự tử vì nợ nần. Chính phủ buộc phải nhanh chóng công bố một hủy bỏ vay trị giá 15 tỉ Mỹ kim dành cho nông dân trong ngân sách hiện nay của chính phủ.

Lạm phát cũng là một yêu tố

Một phần lý do ÂĐ giữ vững quan điểm bảo hộ cho khu vực nông nghiệp chính là lạm phát giá cả-thực phẩm mà nước này đang phải đối mặt. Chi phí của các loại ngũ cốc cơ bản và đậu đã tăng lên 25% trong ba năm qua.

Duy trì sự ổn định trong khu vực nông nghiệp là bí quyết giúp chế ngự tỷ lệ lạm phát hàng năm 11%, vốn đe dọa không chỉ chính phủ hiện thời, mà còn gia tăng thu nhập và dinh dưỡng vốn ở mức thấp trong nhiều thập kỷ qua của người dân nghèo tại ÂĐ, Karkade Nagraj - một chuyên gia về nông nghiệp của Học viện Nghiên cứu Phát triển Madras, cho biết. “Bạn không thể cô lập nông dân ÂĐ khỏi những điều đang diễn ra trong nền kinh tế thế giới vì các chính sách của WTO”, ông nói và cho biết thêm: “Với sự khủng hoảng của thị trường tài chính, một lượng tiền khổng lồ sẽ đổ vào các thịt trường hàng hóa, gây ra nạn bong bóng hàng hóa. Trong điều kiện như vậy, nếu bạn mở cửa ngành nông nghiệp, thì nông dân có thể được hưởng lợi, nhưng sẽ chẳng duy trì được thứ gì trong thời gian dài”.

Bị ám ảnh bởi những vấn đề nông thôn của riêng họ, các nhà làm chính sách TQ và ÂĐ dường như không có thiện cảm dành cho Hoa kỳ và các nước khác trợ cấp cho nông dân. Người Mỹ, Âu châu và Nhật Bản đang “yêu cầu các nước yếu hơn dỡ bỏ các biện pháp bảo hộ của riêng họ mà không thèm thực hiện điều tương tự như vậy tại đất nước của họ”, Yinhong Shi, Giáo sư Quan hệ Quốc tế của Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, nói.

ÂĐ, TQ dường như không thể thoái lui

Sự hiểu lầm có thể đi theo hai con đường, khi người dân ở TQ và ÂĐ đã thổi phồng các ý tưởng về những gì bán lỗ mà các chính phủ nước ngoài có thể yêu cầu nông dân của họ. “Người dân ở các nước đang phát triển không hiểu đầy đủ những khó khăn của các nước phát triển” Giáo sư Shi phát biểu. “Họ nghĩ các nước giàu có nhiều thời gian hơn để khắc phục các nhượng bộ này”.

Giáo sư Shi nói khi nền kinh tế toàn cầu bị tác động bởi sự sụt giảm của nền kinh tế Mỹ, sự thắt chặt tín dụng, giá dầu hỏa, thép và thực thực phẩm tăng cao, các chính phủ đôi bên trong cuộc đàm phán này lo lắng về sự liều lĩnh của những động thái táo bạo. Điều đó có nghĩa là ÂĐ và TQ buộc phải thoái lui khỏi cuộc đàm phán thương mại hiện nay.

Thao Nguyễn (Theo BusinessWeek)